CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Quốc tế

  • Duyệt theo:
21 Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trên các diễn đàn đa phương / Phan Thị Diễm Huyền // .- 2023 .- Số 11 (284) - Tháng 11 .- Tr. 67-75 .- 327

Trên cơ sở làm rõ những kết quả đã đạt được trong hợp tác Việt – Nhật trên các diễn đàn đa phương từ năm 2017 đến nay sẽ chỉ ra những cơ hội và thách thức, đồng thời dự báo triển vọng của sự hợp tác này trong tương lai.

22 Một số yếu tố tác động đến quan hệ cạnh tranh địa chính trị Ấn Độ - Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương trong thế kỷ XXI / Lê Hoàng Kiệt // .- 2023 .- Số 6 (262) - Tháng 6 .- Tr. 69-86 .- 327

Phân tích và tập trung làm rõ yếu tố xung đột biên giới, an ninh nguồn nước và sự trổi dậy của cường quốc toàn cầu đã và đang tác động như thế nào đến quan hệ cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc trong thế kỷ XXI tại khu vực Ấn Độ Dương.

23 Một số đổi mới nổi bật của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Phan Duy Quang // .- 2023 .- Số 8 (2640) - Tháng 8 .- Tr. 3-11 .- 327

Khái quát một số nội dung đổi mới quan trọng, nổi bật của Trung Quốc trên các phương diện tư tưởng lý luận, thể chế chính trị, công tác tác đối ngoại trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam.

24 Quan điểm học thuyết quan hệ quốc tế về an ninh châu Á / Nguyễn Hồng Bắc // .- 2023 .- Số 645 - Tháng 10 .- Tr. 13 - 15 .- 658

Bài viết phân tích quan điểm của học thuyết quan hệ quốc tế về an ninh để đưa ra một sô xu hướng an ninh tại châu Á như hình thành cấu trúc an ninh mới, củng cố liên kết kinh tế và bản sắc riêng biệt Á Châu.

25 Liên minh AUKUS và tác động đối với an ninh Đông Á / Nguyễn Ngọc Nghiệp // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 16-18 .- 327

Ngày 15 tháng 9 năm 2021, ba nước Úc, Anh và Mỹ đã đưa ra tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ hợp tác an ninh ba bên có tên là AUKUS. Nội dung hợp tác, bao gồm hội nhập sâu rộng hơn về khoa học công nghệ, chia sẻ thông tin, trang bị cho lực lượng hải quân Úc công nghệ chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là kế hoạch của 3 nước để tăng cường sức mạnh của liên minh trên khắp Ấn Độ Dương. Thái Bình Dương nhằm đáp trả sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến nguyên nhân ra đời, những nội dung chính ba bên tiến hành hợp tác đồng thời đánh giá tác động mà AUKUS có thể mang lại đối với an ninh khu vực Đông Á.

26 Tác động của chính sách hướng Nam mới của Đài Loan đến hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đài Loan / Phan Thị Diễm Huyền // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 40-42 .- 327

Sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của vùng lãnh thổ Đài Loan (sau đây gọi tắt là Đài Loan), bà Thái Anh Văn và chính quyền của mình đã đưa ra chính sách hướng Nam mới, tập trung vào việc mở rộng phạm và lĩnh vực hướng Nam, làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước Đông Nam Á và Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ những kết quả đạt được, bài viết chỉ ra những hạn chế và vấn đề đặt ra trong hợp tác phát triển Việt Nam - Đài Loan kể từ năm 2016 đến nay, từ đó đưa ra dự báo triển vọng cho hợp tác Việt.

27 Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Đài Loan: bối cảnh mới, thách thức và triển vọng / Võ Hải Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 43-45 .- 327

Việt Nam và Đài Loan là hai nền kinh tế năng động, đang vươn lên mạnh mẽ ở khu vực châu Á. Có thể thấy, nền kinh tế hai bên có nhiều đặc điểm tương đồng, mỗi nền kinh tế đều sở hữu những thế mạnh riêng chính vì vậy cả hai hoàn toàn có thể hợp tác để học hỏi, bổ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Bài viết tập trung một số nội dung như: Bối cảnh thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan; Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trên một số lĩnh vực tiềm năng; Bối cảnh mới tác động tới quan hệ hợp tác kinh Việt Nam - Đài Loan; Triển vọng và khuyến nghị.

28 Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ thập niên 1990 tới nay / Nguyễn Ngọc Phương Trang // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 46-48 .- 306

Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, khởi đầu cho một kỷ nguyên hợp tác phát triển có lợi cho cả 2 bên về nhiều mặt. Nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, tháng 4-2009, hai nước chính thức nâng quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Quan hệ hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới toàn diện và tốt đẹp chưa từng có trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, giao lưu cấp địa phương, giao lưu nhân dân. Trải qua 50 năm, quan hệ ngoại giao hai nước ngày càng bền chặt và đạt nhiều thành tựu mới, nhất là trong lĩnh vực giao lưu văn hóa.

29 Quan hệ chính trị Nhật Bản - Đài Loan: quá khứ, hiện tại và tương lai / Trần Thị Duyên // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 49-51 .- 327

Nhật Bản và Đài Loan là hai nền kinh tế phát triển năng động ở khu vực Đông Á. Hai bên có sự gần lý, sự gắn kết về lịch sử, văn hóa mạnh mẽ và cùng đối mặt với thách thức chung trước những hành đoán của Trung Quốc ở biển Đài Loan và biển Hoa Đông. Bài viết khái quát lịch sử quan hệ Nhật qua các thời kỳ và thảo luận xu hướng tương lai của cặp quan hệ này.

30 Quan hệ Việt Nam - Mông Cổ từ năm 2015 đến nay / Trương Phan Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 55-57 .- 327

Kể từ năm 2015 đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ đã có những bước phát triển mạnh mẽ so các giai đoạn trước, thể hiện trên nhiều lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng... Tuy nhiên, bên cạnh sự ổn định, vẫn còn nhiều hạn chế cản trở sự phát triển quan hệ giữa hai nướcviết trình bày thực trạng của quan hệ Việt Nam - Mông Cổ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng…, từ đó đưa ra những đánh giá và hàm ý cho Việt Nam.