CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Quốc tế

  • Duyệt theo:
131 Phương pháp quan sát trong nghiên cứu quan hệ quốc tế / GS.TS. Dương Văn Quảng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 1 (108) .- Tr. 125 – 132 .- 327

Đề cập đến quan sát trong khoa học xã hội và nhân văn, quan sát trong quan hệ quốc tế, tài liệu chính thức và tài liệu phân tích đánh giá.

132 Tính cách dân tộc trong quan hệ quốc tế: Từ lý luận đến thực tiễn ở Trung Đông / ThS. Vũ Vân Anh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2017 .- Số 02 (138) .- Tr.21 – 28 .- 327

Tính cách dân tộc là những giá trị đặc trưng của mỗi dân tộc trên thế giới, nó ảnh hưởng không nhỏ đến cách suy nghĩ và ứng xử của mỗi con người, mỗi quốc gia với nhau trong quan hệ quốc tế. Ở khu vực Trung Đông, tính cách dân tộc ảnh hưởng nhiều từ lịch sử hình thành vùng đất, quốc gia, tôn giáo và văn hóa Arab. Nó tạo nên những đặc trưng rất riêng cho khu vực này và ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực cũng như đến mối quan hệ giữa khu vực Trung Đông với thế giới bên ngoài.

133 Các hình thái quan hệ quốc tế: Xung đột và hợp tác quốc tế / Đoàn Văn Thắng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 4 (107)/2016 .- Tr. 173-196 .- 327

Đề cập đến một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột hoặc hợp tác giữa các quốc gia khác nhau trong cộng đồng quốc tế. Các nguyên nhân này đã tồn tại từ khi có loài người và sẽ còn tồn tại trong các mối quan hệ giữa các quốc gia. Tác giả cũng nêu ra một số ý kiến về việc khi nào thì xung đột hoặc hợp tác phát triển, hoặc ngừng lại là tùy thuộc vào việc xác định lợi ích và cách thực hiện lợi ích của các chính phủ và các nhóm lợi ích khác nhau trên thế giới.

134 Bàn về dự báo trong quan hệ quốc tế / Dương Văn Quảng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 212-233 .- 327

Đưa ra một số khái niệm có liên quan đến dự báo, đồng thời trên cơ sở thực tế của thế kỷ XX để đưa ra một số dự báo cho quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI.

135 Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ XIII” / TS. Vũ Thùy Dương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 7 (179)/2016 .- Tr. 54-65 .- 327

Giai đoạn 2016 -2020 được xem là giai đoạn then chốt để Trung Quốc hoàn thành mục tiêu xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, hướng đến mục tiêu dài hơn là đạt trình độ của các nước phát triển trung bình trên thế giới vào giữa thế kỷ XXI. Để có thể đạt được những mục tiêu đó, Trung Quốc đang ra sức tận dụng và phát huy các nhân tố tích cực, giảm thiểu các nhân tố tiêu cực tác động đến tiến trình phát triển của mình. Trong đó, Trung Quốc luôn phải tính đến việc xử lý khôn khéo để nâng cao hiệu quả quan hệ với Đài Loan. Bởi Đài Loan vốn là vấn đề nhạy cảm và có thể xuất hiện nhiều biến cố khó dự đoán chính xác, nhất là khi Đảng Dân Tiến lên cầm quyền năm 2016 và Trung Quốc ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ.

136 Bàn về việc thu thập thông tin trong nghiên cứu quan hệ quốc tế / Đoàn Văn Thắng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Tr. 247-264 .- 327

Đề cập đến 3 vấn đề: Nội hàm thông tin quan hệ quốc tế; Cách thức thu thập thông tin quan hệ quốc tế và một vài điểm cần tránh khi thu thập thông tin quan hệ quốc tế.

137 Nhìn lại một trang sử: Việt Nam trong mối quan hệ tam giác Trung – Mỹ - Xô (1975-1991) / GS. NGND. Vũ Dương Ninh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 3 (102)/2015 .- Tr. 189-214 .- 327

Phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực trong mối mâu thuẫn chằng chéo giữa ba nước lớn Trung Quốc – Mỹ - Liên Xô mà Việt Nam rơi vào tâm điểm của vòng xoáy đó với điểm nóng là vấn đề Campuchia. Từ quá trình diễn biến của “sự kiện Campuchia”, tác giả nêu lên một vài ý kiến sơ bộ trong việc nhìn nhận thực chất của vấn đề trong mối quan hệ quốc tế ở khu vực và thế giới.

138 Bàn về việc nghiên cứu quan hệ quốc tế / PGS. TS. Dương Văn Quảng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 3 (102)/2015 .- Tr. 215-235 .- 327

Khảo cứu về việc nghiên cứu quan hệ quốc tế trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

139 Ngoại giao kinh tế - Xu thế tất yếu trong quan hệ quốc tế / TS. Trần Thọ Quang, ThS. Đào Thị Nguyệt Hằng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 2 (173)/2015 .- Tr. 12-20 .- 327

Trong vài thập kỉ trở lại đây, quan hệ giữa các quốc gia đang hình thành xu thế mới, đó là ngoại giao kinh tế. Công cụ của ngoại giao kinh tế bao gồm viện trợ kinh tế, thâm nhập kinh tế, điều ước kinh tế, hợp tác kinh tế, phong tỏa cấm vận, trừng phạt kinh tế, chiến tranh thương mại, chiến tranh thuế quan, chiến tranh tiền tệ…

140 Nhật Bản trong quan hệ với Bồ Đào Nha và Hà Lan dưới thời Tokugawa – Một cách nhìn đối sánh / PGS. TS. Nguyễn Văn Tận, Đinh Thị Hoa // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 8 (162)/2014 .- Tr. 52-63 .- 327

Tìm hiểu mối quan hệ Nhật Bản với Bồ Đào Nha và Hà Lan nhằm giúp chúng ta nhận diện được những điểm tương đồng và dị biệt trong quan hệ Nhật Bản với hai nước trên, cũng như thông qua mối quan hệ đó chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho chính sách đối ngoại mở rộng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.