CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ Quốc tế
1 Tương tác quốc tế tại khu vực biên giới đất liền từ góc nhìn của các lý thuyết quan hệ quốc tế / Vũ Vân Anh // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 31-39 .- 327
Tập trung làm rõ mô thức tương tác quốc tế tại khu vực biên giới đất liền bằng cách đưa ra một khung khái niệm dựa trên các lực lượng tương tác tại khu vực này và luận giải bằng các quan điểm của các trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế lớn, bao gồm chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa Mác mới và chủ nghĩa kiến tạo.
2 Câu trúc nghiên cứu quan hệ quốc tế dựa trên phân tích thành tố / Hoàng Khắc Nam, Lê Lêna // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 3-10 .- 390
Trình bày về những thành tố cơ bản, đặc trưng của mối quan hệ giữa các chủ thể Quan hệ quốc tế. Phân tích mối liên hệ qua lại giữa các thành tố. Trên cơ sở đó, sẽ đưa ra nhân xét đánh giá về khả năng áp dụng cấu trúc nghiên cứu này cho thấy khung phân tích nghiên cứu Quan hệ Quốc tế.
3 Quan hệ cạnh tranh Mỹ - Nga trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Lan Hương // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 49-59 .- 390
Tìm hiểu đặc điểm với những biểu hiện và bản chất của quan hệ cạnh tranh Mỹ - Nga trong giai đoạn hiện nay, lí giải vì sao cạnh tranh Mỹ - Nga lại được coi là cạnh tranh chiến lược. Tư liệu được sử dụng là các văn bản chiến lược của Mỹ, Nga và các công trình nghiên cứu có liên quan.
4 Phát triển sức mạnh biển của Việt Nam - Những gợi ý từ lý thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan / Ngô Thị Bích Lan // .- 2023 .- Volume 8 (N2) - Tháng 12 .- Tr. 55-60 .- 327.04
Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích tiềm năng phát triển sức mạnh biển của Việt Nam dựa theo lý thuyết mà Mahan đã đưa ra trong bối cảnh hiện đại. Trên cơ sở đó xác định các ưu điểm và hạn chế, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm xây dựng và bảo vệ sức mạnh biển của Việt Nam.
5 Cạnh tranh nước lớn và những thách thức trong môi trường địa kinh tế, địa chính trị ở một số khu vực trên thế giới hiện nay / Phạm Thái Quốc // .- 2024 .- Số 2 (270) - Tháng 2 .- Tr. 3-15 .- 327
Khái quát về cạnh tranh nước lớn, làm rõ một số khía cạnh chính trong cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, cạnh tranh Mỹ - Nga. Tập trung phân tích những thách thức trong môi trường địa chính trị, địa kinh tế ở khu vực Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Trung Đông. Những thách thức này là hệ quả của cạnh tranh nước lớn. Từ đó đưa ra nhận xét và kết luận.
6 “Chia rẽ quan hệ” thông qua tuyên truyền: Trường hợp Đài Loan trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung / Huỳnh Tâm Sáng, Tống Thái Thiên, Lê Thị Yến Nhi // .- 2024 .- Số 3 (271) - Tháng 3 .- Tr. 49-59 .- 327
Nghiên cứu cạnh tranh về tuyên truyền như một phần trong chiên lược chia rẽ mà Mỹ và Trung Quốc đã sử dụng đối với Đài Loan, chỉ ra tính hiệu quả của chúng và bàn về ứng xử của các bên. Bài viết tập trung vào giai đoạn 2018-2022, thời gian mà chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang gay gắt và diễn ra hai cuộc bầu cử quan trọng ở Đài Loan.
7 Tác động của mối quan hệ văn hóa nội tộc người ở vùng biên giới Việt – Trung đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người / Nguyễn Thị Tám // .- 2024 .- Tháng 1 .- Tr. 74-85 .- 327
Phân tích thực trạng mối quan hệ văn hóa nội tộc người ở vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Tác động đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người và xây dựng văn hóa quốc gia vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
8 Chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn trong chính sách đối ngoại Việt Nam trước năm 1945 / Nguyễn Anh Cường, Nguyễn Thị Loan // .- 2024 .- Tháng 2 .- Tr. 3-11 .- 327
Nghiên cứu và tập trung trả lời cho câu hỏi trong các triều đại phong kiến Việt Nam, tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn có được thể hiện như thế nào qua các chính sách đối ngoại của vua tôi phong kiến Việt Nam đối với các quốc gia lân cận.
9 Một số chuyển động nổi bật gần đây trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan và xu hướng phát triển / Vũ Thùy Dương // .- 2023 .- Số 12 (268) - Tháng 12 .- Tr. 72-81 .- 327
Giới thiệu những chuyển động gần đây trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Trình bày vai trò “can dự” của Mỹ trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Phân tích xư hướng phát triển quan hệ giữa hai bờ ao biển Đài Loan thời gian tới.
10 Quan hệ Mỹ - Trung Quốc – Asean trên biển Đông hiện nay / Trần Thị Lan Phương, Phạm Thị Kim Huế // .- 2023 .- Số 01 (209) - Tháng 1 .- Tr. 22-32 .- 327
Trình bày vai trò của Biển Đông đỗi với sự phát triển của các quốc gia. Phân tích lợi ích, chiến lược và chính sách của Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông và mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc – Asean trên biển Đông. Từ đó nhận diện bản chất và hàm ý từ quan hệ Mỹ - Trung Quốc - Asean trên biển Đông.