CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bê tông--Xây dựng
31 Tổng quan nghiên cứu co ngót của bê tông sử dụng cát nghiền và cát mịn phối trộn đá xay (đá mi) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long / ThS. Nguyễn Đức Dũng, PGS. TS. Nguyễn Duy Tiến, TS. Thái Khắc Chiến // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 84-88 .- 620
Biến dạng co ngót là một đặc tính không thể tách rời của bê tông, nó là một trong những nguyên nhân gây nứt kết cấu. Bài báo này sẽ tổng hợp các kết quả nghiên cứu đặc trưng co ngót của bê tông sử dụng cát nghiền và cát hỗn hợp.
32 Cải thiện và nâng cao chất lượng công trình cầu bê tông bằng dự ứng lực ngoài / PGS. TS. Tống Trần Tùng // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 6-11 .- 690
Những xu hướng của các nước phát triển là ngày càng sử dụng phổ biến bê tông dự ứng lực ngoài trong xây dựng cầu bê tông vượt khẩu độ lớn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cầu bê tông. Bài viết trình bày một số vấn đề liên quan với mong muốn qua những thông tin và kết quả nghiên cứu của các nước, loại hình kết cấu này sẽ được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi hơn trong xây dựng cầu ở nước ta nhằm đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong xây dựng giao thông.
33 Nghiên cứu một số đặc tính của bê tông sử dụng cát nghiền từ phế thải xây dựng / TS. Nguyễn Tiến Dũng, TS. Hoàng Việt Hải // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 44-46 .- 690
Phân tích ảnh hưởng cát nghiền từ phế thải xây dựng đến tính năng cơ học của bê tông. Hai loại cát tái chế được sử dụng với các hàm lượng thay thế theo khối lượng là 25%, 50%, 75% và 100%. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cát tái chế ảnh hưởng rất lớn đến tính năng công tác và cường độ chịu nén của bê tông khi sử dụng với hàm lượng thay thế lớn (50-100%). Nghiên cứu cũng cho thấy nguồn gốc của cát tái chế ảnh hưởng không nhỏ đến cường độ chịu nén của bê tông.
34 Nghiên cứu xác định hệ số hiệu quả của xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát / ThS. Nguyễn Tấn Khoa, PGS. TS. Nguyễn Thanh Sang // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 45-48 .- 690
Nghiên cứu xác định hệ số kXLC trong thiết kế thành phần bê tông cát, kết quả nghiên cứu là cần thiết giúp định lượng sơ bộ được lượng vật liệu sử dụng để thõa mãn cường độ yêu cầu của loại bê tông này.
35 Nghiên cứu đánh giá chỉ số kháng nứt Cracking Tolerance Index (CTIndex) của hỗn hợp Stone Mastic Asphalt (SMA) thi công theo công nghệ ấm / ThS. Lê Thanh Hải, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, TS. Nguyễn Ngọc Lân // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 53-58 .- 690
Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo, phương pháp thí nghiệm kéo gián tiếp đã được sử dụng để xác định chỉ số kháng nứt – Cracking Tolerance Index (CTIndex) của hỗn hợp SMA và bê tông asphalt chặt (BTAC) chế tạo theo công nghệ nóng thông thường. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, hỗn hợp SMA ấm và BTA ấm có khả năng kháng nứt tốt hơn so với hỗn hợp SMA và BTAC thi công theo công nghệ nóng.
36 Ứng dụng quy hoạch thực nghiệm Taguchi trong nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp chất kết dính xi măng, tro bay và xỉ lò cao đến tính năng của bê tông cát / ThS. Nguyễn Tấn Khoa, PGS. TS. Nguyễn Thanh Sang // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 44-49 .- 690
Bài báo sử dụng quy hoạch thực nghiệm Taguchi để khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố lượng nước, lượng chất kết dính, tỷ lệ xỉ lò cao và lượng tro bay đến các tính chất cường độ chịu nén và độ thấm ion clo của bê tông cát, từ đó thiết lập mối quan hệ giữa cường độ chịu nén và độ thấm ion clo với các yếu tố đầu vào phục vụ cho việc thiết kế thành phần bê tông cát có xét đến độ bền.
37 Sử dụng thuật toán sói xám đa mục tiêu để kết hợp nhiều trạm trộn bê tông thành một chuỗi cung ứng bê tông thương phẩm và đưa ra lịch trình tối ưu trong việc phân phối các xe chở bê tông đến các công trình xây dựng có quy mô lớn và nhỏ / Phạm Vũ Hồng Sơn, Đỗ Tiến Sỹ // Xây dựng .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 96-101 .- 624
Nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra được chuỗi cung ứng cho vấn đề phân phối bê tông thương phẩm bằng xe chuyên dụng từ nhiều trạm trộn khác nhau đến các công trình bao gồm cả đại công trình sao cho tổng thời gian chờ đợi của xe bê tông tại công trường là thấp nhất.
38 Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng Alumino-Silicate trong xỉ lò cao đến ứng xử cơ học của bê tông geopolymer / Lê Anh Tuấn, Nguyễn Ninh Thụy, Nguyễn Tấn Khoa, Lê Hữu Quốc Phong // Xây dựng .- 2020 .- Số 01 .- Tr. 15-19 .- 624
Nghiên cứu này sử dụng thành phần hoạt tính trong xỉ lò cao để thay thế tro bay trong việc khảo sát các tính chất cơ học của bê tông geopolymer. Bên cạnh đó, dung dịch hoạt hóa và môi trường dưỡng hộ khác nhau cũng được thay đổi nhằm đánh giá sự khác biệt trong hoạt hóa bê tông geopolymer sử dụng xỉ lò cao.
39 Nghiên cứu tính toán thành phần hạt mịn cho bê tông có sử dụng cát mịn phối trộn đá xay trong xây dựng cầu / ThS. Nguyễn Đức Dũng, PGS. TS. Nguyễn Duy Tiến, TS. Thái Khắc Chiến // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 66-72 .- 624
Trình bày kết quả khảo sát một số mỏ cát mịn và đá xay ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đồng thời tiến hành thí nghiệm cường độ cơ bản của bê tông sử dụng cát hỗn hợp.
40 Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay đến cường độ chịu nén và nhiệt thủy hóa của bê tông nhiều tro bay / Lê Thu Trang, Trương Văn Quyết, Phạm Minh Trang // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 73-77 .- 624
Trình bày nghiên cứu sử dụng tro bay (FA) thay thế xi măng từ 20 đến 60% để chế tạo bê tông chất lượng cao nhiều tro bay. Cường độ chịu nén và nhiệt thủy hóa của các loại bê tông với hàm lượng tro bay thay thế khác nhau được thí nghiệm. Cường độ chịu nén của các loại bê tông được thí nghiệm ở các tuổi 3, 7, 28. 56 và 90 ngày. Nhiệt độ thủy hóa được đo trong 72 giờ đầu tính từ lúc đổ bê tông sử dụng thiết bị đo nhiệt độ Pico Technology PT104.