CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt
1 Sức khỏe qua lăng kính tục ngữ : so sánh Việt Nam và Nhật Bản / Mai Thị Ý Thiên // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 86-93 .- 400
Nghiên cứu này tập trung vào việc so sánh tục ngữ Việt Nam và Nhật Bản liên quan đến sức khỏe, với mục tiêu phân tích các đặc điểm nổi bật và giá trị văn hóa ẩn chứa trong các câu tục ngữ. Bằng phân tích và so sánh, chúng ta có thể thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn nhận các vấn đề sức khỏe giữa hai dân tộc. Mặc dù kinh nghiệm từ xa xưa nhưng những bài học rút ra từ tục ngữ có thể được áp dụng trong đời sống hiện đại để cải thiện sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống.
2 Đối chiếu về từ xưng hô trong công sở giữa tiếng Nhật và tiếng Việt (khảo sát trên cứ liệu phim “From Five To Nine” và phim “Những nhân viên gương mẫu” / Cáp Thị Ngọc Huyền // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 94-101 .- 400
Từ xưng hô là một trong những phương tiện giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong công việc. Tùy theo đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của mỗi quốc gia mà hệ thống từ xưng hô sẽ khác nhau. Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính và đa âm tiết còn ngược lại tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập và đơn âm tiết. Ngoài ra, những khác biệt trong văn hóa giao tiếp giữa hai nước Việt - Nhật cũng khiến cho người học tiếng Nhật gặp lúng túng khi sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp.
3 Phân tích một số mẫu câu thường dùng trong email của người Nhật đối chiếu với tiếng Việt / Trịnh Thị Ngọc Trinh // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 102-109 .- 400
Bài viết này làm sáng tỏ một số đặc điểm của mẫu câu tiếng Nhật thông qua đối chiếu với tiếng Việt và phân tích nghĩa dịch tương đương của một số mẫu câu từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Nhật nói chung và dạy học dịch email nói riêng.
4 Đối chiếu dấu ấn văn hóa dân tộc bên trong những câu tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Trung Hoa có từ chỉ tên động vật / Phạm Thị Minh Hằng // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 242-251 .- 400
Tục ngữ là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến, có tác dụng giúp cho việc diễn tả ý tưởng, suy nghĩ trở nên sâu sắc, tế nhị, hàm súc. Tục ngữ là “túi khôn của nhân loại”, là kho tàng biểu đạt ngôn ngữ tinh tế của mỗi dân tộc. Trong tiếng Việt hay tiếng Hán, tục ngữ đều có vị trí nhất định, làm phong phú, đa dạng cách thức diễn đạt cho mỗi ngôn ngữ. Bài viết này chúng tôi đối chiếu dấu ấn văn hóa dân tộc ẩn chứa bên trong những câu tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Trung Hoa có từ chỉ tên động vật.
5 Dạy học tiếng Việt ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra / Vũ Thị Sao Chi, Nguyễn Đức Tồn // .- 2024 .- Tháng 1 .- Tr. 86-98 .- 400
Bàn thảo về những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy học tiếng Việt ở vùng dân tộc thiểu số. Từ đó nhằm góp phần tư vấn chính sách giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số, trong đó có vấn đề dạy tiếng Việt cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
6 Nghĩa tình thái của câu đặc biệt tiếng Việt / Trịnh Quỳnh Đông Nghi // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 41-52 .- 400
Phân tích nghĩa tình thái khách quan và nghĩa tình thái chủ quan của câu đặc biệt tiếng Việt. Ở bài viết này tác giả trình bày nghĩa tình thái của câu đặc biệt tiếng Việt, thông qua việc khảo sát, thống kê các phương tiện biểu thị tình thái và phân tích nghĩa tình thái của câu đặc biệt tiếng Việt.
7 Nhóm phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt / Đỗ Phương Lâm // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 17-22 .- 400
Phân tích những đặc trưng về ngữ pháp, ngữ nghĩa của các phó từ chỉ mức độ của tiêng Việt. Bên cạnh việc khái quát những vấn đề lí thuyết, bài viết còn hướng tới việc hệ thống hóa cách sử dụng từng phó từ, nhằm giúp cho việc dạy học tiếng Việt được thuận lợi hơn.
8 Tính di động của ngôn ngữ: góc nhìn từ ngôn ngữ học xã hội (nghiên cứu trường hợp một số biến thể phương ngữ trong tiếng Việt hiện nay) / Trần Thị Hồng Hạnh // .- 2024 .- Số 1 (399) .- Tr. 15-25 .- 400
Giới thiệu về tính di động ngôn ngữ và soi chiếu vào hiện tượng từ ngữ địa phương xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Bài viết này lựa chọn giới thiệu về “tính di động” và nêu ra một số thảo luận bước đầu về sự dịch chuyển của một số biến thể phương ngữ để góp phần làm rõ “tính di động”, một số khía cạnh “siêu đa dạng” của cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam trong vài thập niên trở lại đây.
9 Giao tiếp thuyết phục trong các quảng cáo tiếng Việt / Đoàn Cảnh Tuấn // .- 2024 .- Số 1 (399) .- Tr. 69-80 .- 400
Trên cơ sở xác định mô hình giao tiếp thuyết phục – mô hình truyền thông, tiếp thị hiệu quả, dồng thời tiến hành phân tích các nhân tố thuyết phục trong các diễn ngôn quảng cáo dựa trên sự kế thừa những quan điểm nền tảng của Aristotle về giao tiếp thuyết phục.
10 Phân tích ý nghĩa ẩn dụ tri nhận của các từ liên quan đến “Kết cấu của ngôi nhà” trong tiếng Hán và tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân / Mai Thị Ngọc Anh, Tô Vũ Thành // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 54-60 .- 495.1
Vận dụng lí luận ẩn dụ tri nhận và giả thuyết nghiệm thân để tiến hành phân tích và so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của các từ ngữ liên quan đến “Kết cấu của ngôi nhà” trong tiếng Hán và tiếng Việt. Từ kết quả nghiên cứu có thể khằng định khả năng chuyển nghĩa, quá trình ý niệm hóa ánh xạ từ miền nguồn đến miền đích của các từ này tương đối mạnh mẽ và đều chịu sự ảnh hưởng từ sự trải nghiệm nghiệm thân của con người.