CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kiến trúc

  • Duyệt theo:
891 Nhìn lại quy hoạch và kiến trúc đô thị thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2015 / PGS.TS.KTS Nguyễn Trọng Hòa // Kiến trúc .- 2015 .- Số 243 .- Tr. 9 – 12 .- 711.597

Nêu một số kết quả đạt được về quy hoạch và kiến trúc đô thị TP HCM và vai trò của kiến trúc sư và Hội Kiến trúc sư TP HCM.

892 Một số định hướng nhà cao tầng tại Việt Nam trong tương lai / ThS.KTS Trần Trung Hiếu // Kiến trúc .- 2015 .- Số 243 .- Tr. 13 – 17 .- 721.042

Giới thiệu sơ lược về nhà cao tầng ở Việt Nam, một số vấn đề tồn tại trong quy hoạch kiến trúc, xây dựng và môi trường trong nhà cao tầng ở Việt Nam. Qua đó, đưa ra một số giải pháp giúp định hình hướng đi cho kiến trúc nhà cao tầng ở Việt Nam.

893 Mô hình khai thác không gian ngầm góp phần phát triển bền vững đô thị tại Việt Nam / ThS.KTS Nguyễn Tuấn Hải // Kiến trúc .- 2015 .- Số 243 .- Tr. 18 – 23 .- 711.597

Giới thiệu các mô hình ngầm trung tâm dịch vụ kết hợp giao thông bộ hành – giải pháp khai thác không gian ngầm phù hợp hai khía cạnh quan trọng của phát triển bền vững đô thị: Dịch vụ đáp ứng yêu cầu cuộc sống ngày càng cao song song với tiết kiệm tài nguyên đất đô thị.

894 Tạo lập bản sắc đô thị trong quá trình đô thị hóa / TS. KTS. Đào Ngọc Chiêm // Kiến trúc Việt Nam .- 2015 .- Số 12/2015 .- Tr. 26-29 .- 720

Định hướng tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, tiếp cận các yếu tố tạo lập bản sắc đô thị.

895 Tính bản địa của kiến trúc nhà ở dân gian Nam Trung Bộ / TS. KTS. Khuất Tân Hưng // Kiến trúc .- 2015 .- Số 238/2015 .- Tr. 68-73 .- 720

Trên cơ sở so sánh và phân tích sự khác biệt giữa kiến trúc nhà ở dân gian Nam Trung bộ với kiến trúc nhà ở dân gian vùng Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, bài viết tìm kiếm những đặc điểm mang tính bản địa của kiến trúc nhà ở dân gian Nam Trung bộ, từ đó khẳng định những giá trị nổi bật của chúng.

896 Đào tạo kiến trúc gắn với môi trường – Một xu thế của thời đại / TS. KTS. Hoàng Mạnh Nguyên // Kiến trúc .- 2015 .- Số 238/2015 .- Tr. 62-65 .- 720

Giới thiệu kinh nghiệm về đào tạo kiến trúc môi trường trên thế giới. Thực trạng và nhu cầu về kiến trúc môi trường. Một số đề xuất cho chương trình đào tạo kiến trúc môi trường.

897 Nghiên cứu mô hình tổ chức không gian thư viện đại học hiện đại ở Việt Nam / TS. KTS. Ngô Lê Minh, ThS. KTS. Lê Tấn Hạnh, ThS. Hoàng Thị Phương Thảo // Kiến trúc .- 2015 .- Số 238/2015 .- Tr. 55-61 .- 720

Phân tích các không gian chức năng cần có của một thư viện đại học dựa trên những lý thuyết đã được nghiên cứu trước đó cũng như những bài học từ các công trình thư viện thực tế trên thế giới. Qua đó, với việc hiểu biết một cách khái quát về việc tổ chức không gian thư viện đại học góp phần khẳng định thêm tầm quan trọng của nó đối với xã hội ngày nay.

898 Tổng quan về lý thuyết nơi chốn trong thiết kế đô thị / KTS. Vũ Hiệp // Kiến trúc .- 2015 .- Số 238/2015 .- Tr. 51-54 .- 720

Trình bày sự hình thành lý thuyết nơi chốn trong thiết kế đô thị, góc nhìn đa ngành về nơi chốn. Sự liên quan và ảnh hưởng của lý thuyết nơi chốn trong các xu hướng thiết kế đô thị hiện nay. Lý thuyết nơi chốn ở Việt Nam.

899 Thành phố Kon Tum – Ý tưởng quy hoạch đô thị xanh / TS. KTS. Nguyễn Xuân Hinh // Quy hoạch Xây dựng .- 2014 .- Số 70/2014 .- Tr. 82-86 .- 720

Giới thiệu sơ bộ về thành phố Kon Tum. Xác lập các tiêu chí “đô thị xanh” cho thành phố Kon Tum. Một số đề xuất ý tưởng – “Thành phố xanh mới”.

900 Đặc trưng và định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố thương mại – Dịch vụ tại khu trung tâm cũ Thành phố Hồ Chí Minh / ThS. KTS. Nguyễn Thị Bích Ngọc // Quy hoạch Xây dựng .- 2014 .- Số 70/2014 .- Tr. 78-81 .- 720

Đặc trưng về kiến trúc cảnh quan của các tuyến phố Thương mại – Dịch vụ tại khu trung tâm cũ Tp. Hồ Chí Minh và sụ cần thiết định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan. Định hướng phát triển trong thời gian tới.