CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kiến trúc
291 Phân tâm học và sáng tác kiến trúc / Nguyễn Công Thiện // Kiến trúc .- 2023 .- Số 1 (332) .- Tr. 46-49 .- 720
Trong tâm lý học, sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tác kiến trúc được xếp vào loại hình tư duy bậc cao nhất thang nhận thức Bloom, tư duy, nhu cầu Maslow. Quá trình sáng tác kiến trúc được hiểu là hoạt động sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cảm xúc của kiến trúc sư với sản phẩm là công trình kiến trúc.
292 Sự khác biệt giữa kiến trúc và điêu khắc / Nguyễn Việt Huy, Lê Thị Hồng Vân // Kiến trúc .- 2023 .- Số 1 (332) .- Tr. 50-53 .- 720
Kiến trúc và điêu khắc là hai ngành nghệ thuật rất gần gũi nhau. Trong kiến trúc có điêu khắc, trong điêu khắc có kiến trúc, nhưng cách đặt vấn đề khi thiết kế một công trình kiến trúc hay một tác phẩm điêu khắc lại hoàn toàn khác nhau, nó rất khác nhau về công năng, về quy mô hay về chủ đề và khả năng biểu hiện.
293 Những giá trị lịch sử và đương đại của mô hình nhà ở xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam / Trịnh Duy Luân // Kiến trúc .- 2023 .- Số 1 (332) .- Tr. 54-60 .- 720
Nhìn lại bối cảnh lịch sử và ghi nhận những giá trị như vậy đối với các khu tập thể (còn được gọi là mô hình nhà ở xã hội chủ nghĩa) – đã trải qua hơn nửa thế kỷ và vẫn còn hiện hữu ở các thành phố lớn của miền Bắc, đặc biệt tập trung nhiều nhất ở thủ đô Hà Nội.
294 Đề xuất quy hoạch tái cấu trúc khu vực trung tâm Hà Nội theo định hướng giao thông dựa trên cộng đồng : phần 1 / Shinichi Mochizuki // Kiến trúc .- 2023 .- Số 1 (332) .- Tr. 61-66 .- 711
Kế hoạch tái sinh quận Hoàn Kiếm – trái tim của Hà Nội, hướng tới hình thành trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội mới của Việt Nam, tới năm 2050 – yên tĩnh, sạch sẽ, an toàn và xinh đẹp; Bản sắc quận Hoàn Kiếm: tái tạo không gian đô thị có tính lịch sử - nguồn gốc văn hóa đô thị Việt Nam; Ý tưởng xây dựng cơ chế để thực hiện các chính sách mới: chính quyền Hà Nội với thuế giao thông và quản lý không gian đường phố
295 Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế : phần 3: chức năng của Điện Cần Chánh trong thiết chế kiến trúc cung điện Nguyễn / Lê Vĩnh An, Nguyễn Thị Kim Nhung // Kiến trúc .- 2023 .- Số 1 (332) .- Tr. 67-70 .- 720
Trên cơ sở các nguồn tư liệu xác thực, tư liệu ảnh cổ chụp từ thời Thành Thái đến thời hết Bảo Đại và phế tích nền móng hiện tồn tại, đã xác định được qui mô, thể loại và hình thức kiến trúc của ngôi Điện này.
296 Những đột phá mới từ quy hoạch tích hợp đô thị biển / Ngô Viết Nam Sơn // Kiến trúc .- 2023 .- Số 12 (331) .- Tr. 25-29 .- 710
Trình bày các hướng đột phá mới trong điều chỉnh quy hoạch chung tỉnh Khánh Hòa tại ba vùng trọng điểm: khu kinh tế Vịnh Vân Phong phía Bắc tập trung cho phát triển đô thị cảng biển, công nghiệp và đô thị du lịch biển; khu vực thành phố Nha Trang và Nam Ninh Hòa tập trung cho phát triển đô thị trung tâm đa chức năng; khu vực Cam Ranh – Cam Lâm tập trung cho phát triển đô thị cảng biển và đô thị sân bay.
297 Tính khả thi của văn phòng theo mô hình zero năng lượng ở Việt Nam / Phan Hạnh Liên, Nguyễn Anh Tuấn // Kiến trúc .- 2023 .- Số 12 (331) .- Tr. 25-29 .- 720
Đề cập đến các vấn đề về tính khả thi và các giải pháp thiết kế ZEB dành cho các công trình văn phòng, cũng là loại hình kiến trúc đang có tốc độ phát triển nhanh chóng tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
298 Không gian xanh đô thị tại Hà Nội / Phạm Anh Tuấn // Kiến trúc .- 2023 .- Số 12 (331) .- Tr. 48-51 .- 710
Trình bày thực trạng không gian xanh đô thị và một số giải pháp phát triển không gian xanh đô thị tại Hà Nội.
299 Mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc : những quan điểm tương đồng / Nguyễn Việt Huy, Lê Thị Hồng Vân // Kiến trúc .- 2023 .- Số 12 (331) .- Tr. 62-66 .- 730.02
Kiến trúc và điêu khắc là hai ngành nghệ thuật có rất nhiều điểm tương đồng, đồng thời cũng có sự khác biệt nhất định. Việc nghiên cứu để hiểu rõ cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa kiến trúc và điêu khắc là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp cho các kiến trúc sư cũng như các nhà điêu khắc hoàn thành một cách mạch lạc hơn trong những công trình, tác phẩm của mình.
300 Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế : phần 2: khung pháp lý về bảo tồn, trùng tu, tái thiết di sản văn hóa / Lê Vĩnh An, Nguyễn Thế Sơn, Nguyễn Thị Kim Nhung // Kiến trúc .- 2023 .- Số 12 (331) .- Tr. 71-76 .- 720
Đề cập đến các khái niệm cơ bản được chắt lọc từ các văn bản pháp lý quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa và luật Di sản văn hóa Việt Nam, nhằm diễn giải nội hàm khái niệm Bảo tồn, Trung tu và tái thiết di sản, góp phần định hướng thiết lập các dự án bảo tồn trong tương lai. Đề xuất khái niệm “mã lưu truyền” và khái niệm “DNA di sản” như là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm thiết lập công thức lưu truyền văn hóa thông qua di sản kiến trúc.