CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kiến trúc
271 Giải mã gen văn hóa kiến trúc Việt Nam : kỳ 3 : định hình và đọc hiểu hệ gen cho kiến trúc Việt Nam thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập sâu rộng / Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Quang Minh // Kiến trúc .- 2023 .- Số 3 (334) .- Tr. 25-29 .- 720
Trình bày về hệ gen sinh học đến hệ gen kiến trúc và vai trò các bên trong việc hình thành bộ gen kiến trúc.
272 Mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc / Nguyễn Đình Thi // Kiến trúc Việt Nam .- 2023 .- Số 243 .- Tr. 17-20 .- 720
Phân tích làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và kiến trúc để góp phần vào đánh giá các giá trị kiến trúc cũng như phát triển kiến trúc cần bám sát vào giá trị văn hóa nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa ẩn chứa trong chứa trong kiến trúc đồng thời phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
273 Hướng tới một ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam / Trần Bá Việt // Kiến trúc Việt Nam .- 2023 .- Số 243 .- Tr. 66-69 .- 720
Đưa ra cái nhìn tổng quan xu hướng sử dụng lắp ghép cấu kiện bê tông cốt thép tiền chế trên thế giới và Việt Nam, đồng thời khẳng định một xu hướng xây dựng nhà ở và công trình hiệu quả, cần xem xét và có chủ trương phát triển bền vững; tạo bước tiến mới để phát triển một ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam ngay trong hiện tại và tương lai.
274 Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc làng cổ vùng Đông Nam Bộ / Nguyễn Thành Công // Kiến trúc Việt Nam .- 2023 .- Số 243 .- Tr. 74-77 .- 720
Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc làng cổ vùng Đông Nam Bộ nhằm phát triển bền vững, đồng thời phù hợp với đặc điểm tự nhiên, thích ứng với quy luật thay đổi kinh tế xã hội văn hóa làng cổ vùng Đông Nam Bộ.
275 Quy chế quản lý kiến trúc góp phần phát huy tính hiệu quả và khả thi trong phát triển của đô thị lớn / Lã Hồng Sơn // Kiến trúc Việt Nam .- 2023 .- Số 243 .- Tr. 78-81 .- 711
Đề cập tới một số khía cạnh trong việc lập Quy chế quản lý kiến trúc cho các đô thị, điểm dân cư nông thôn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam, với trường hợp cụ thể của Hà Nội, tiếp cận từ những vấn đề và xu thế biến đổi không gian thực tiễn tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn Hà Nội.
276 Giải mã gen văn hóa kiến trúc Việt Nam : kỳ 2: Văn hóa trong kiến trúc cộng đồng ở nông thôn – Sự đứt gãy hiện tại và nhu cầu hàn gắn trong bối cảnh một xã hội tương lai chú trọng nhiều hơn đến bản sắc / Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Quang Minh // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 11-18 .- 720
Trình bày các nội dung: tổng quan về kiến trúc cộng đồng ở nông thôn Việt Nam; bối cảnh phát triển ngày nay; những vấn đề đặt ra đối với kiến trúc công cộng nông thôn trong bối cảnh hiện nay.
277 Nhận diện phong cách kiến trúc các công trình công cộng tại Hà Nội giai đoạn 1975-1986 / Nguyễn Đức Vinh // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 19-22 .- 720
Nhận diện hình thái và phong cách kiến trúc các công trình công cộng ở Hà Nội giai đoạn 1975-1986.
278 Một số quan điểm và nguyên tắc thiết kế nhà ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa / Nguyễn Việt Huy, Đỗ Đình Trọng, Nguyễn Minh Việt // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 36-38 .- 720
Trình bày các nội dụng: Cấu trúc nhà ở nông thôn truyền thống; Sự cần thiết của việc nghiên cứu những quan điểm và nguyên tắc thiết kế nhà ở nông thôn trong bối cảnh hiện nay; Quan điểm và nguyên tắc thiết kế nhà ở nông thôn phù hợp với các điều kiện phát triển hiện nay.
279 Đánh giá và đề xuất giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng của người dân phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng / Phan Bảo An, Nguyễn Thị Khánh Vy // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 56-62 .- 720
Nghiên cứu và đánh giá vai trò của thiết chế văn hóa giải trí với tương tác xã hội nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tp. Đà Nẵng trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng.
280 Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế - di sản văn hóa thế giới : phần 4 : phương pháp luận nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh / Lê Vĩnh An, Takeshi Nakagawa, Nguyễn Thế Sơn // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 63-67 .- 720
Trên cơ sở vận dụng lý luận, kinh nghiệm trùng tu di sản kiến trúc và điều kiện về thiết bị công nghệ, đề xuất phương pháp luận nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh gồm 9 hướng tiếp cận nghiên cứu và 4 phương pháp phân tích theo nguyên tắc “Tứ định” (định lượng, định tính, định hình và định giá trị) làm nền tảng cho việc triển khai các hạng mục nghiên cứu theo định hướng bảo tồn của dự án tái thiết ngôi Điện này.