CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kiến trúc
21 Cải tạo chung cư cũ trong tái thiết đô thị Hà Nội / Minh Tùng Trần // .- 2024 .- Số 252 .- Tr. 46-52 .- 720
Trong giai đoạn 1954-1986, mô hình xây dựng nhà ở dưới hình thức cư trú tập thể, hay còn được gọi là nhà tập thể, đã đóng góp, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước khi giải quyết được nhu cầu nhà ở cho đông đảo người dân Hà Nội. Đến nay, qua nhiều thập kỷ, hầu hết các nhà tập thể và khu nhà tập thể này, mà nay được gọi chung là chung cư cũ, đã hết niên hạn sử dụng, bộc lộ nhiều hạn chế trong việc quản lý, vận hành và khai thác sử dụng. Các chung cư cũ này đang được xem là những đối tượng cần được thay thế bằng những chung cư mới cao tầng và hiện đại để phù hợp với yêu cầu mới của thành phố. Như vậy, dù mang trong mình những giá trị lịch sử, nhưng rất nhiều chung cư cũ hiện đang phải đối mặt với câu hỏi về cải tạo và tái thiết.
22 Phát triển công trình xanh cho một Thủ đô Xanh, hiện đại / Mạnh Nguyên Hoàng // .- 2024 .- Số 252 .- Tr. 59-64 .- 720
Trình bày vai trò của công trình xanh trong việc tạo lập một thủ đô Hà Nội xanh -sạch - đẹp mang tầm cỡ quốc tế, từ đó góp phần nâng cao chất lượng sống cho cư dân và xây dựng hình ảnh một thành phố hiện đại, bền vững.
23 Nhìn lại hình thức kiến trúc Hà Nội : những chặng đường sáng tác / Doãn Đức Ngô // .- 2024 .- Số 252 .- Tr. 65-73 .- 720
Nhìn lại hình thức kiến trúc trong bối cảnh Hà Nội từ “một thời đạn bom, một thời hòa bình” đến thời kỳ Đổi mới và phát triển hiện nay, để thấy hơn tính xã hội của kiến trúc qua những chặng đường sáng tác của kiến trúc sư. Theo đó, những hoạt động kiến trúc đã góp phần thể hiện sự năng động và sức sống nội tại của một đô thị có lịch sử nghìn năm với một quá khứ chồng xếp nhiều tầng văn hóa.
24 Giá trị cảnh quan đô thị Hà Nội : kế thừa và phát huy / Luận Nguyễn // .- 2024 .- Số 252 .- Tr. 74-82 .- 720
Cảnh quan đô thị Hà Nội biểu lộ một sắc thái riêng biệt của bản sắc đô thị Hà Nội, hiển thị ở độ rộng thoáng, bao quát của không gian và độ phân bố đều trong cấu trúc đô thị. Đó là những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật cảnh quan nổi trội trong bảng màu bản sắc đô thị Hà Nội. Cảnh quan đô thị thì hiện hữu ở mọi nơi. Trong tương lai Hà Nội sẽ là một đô thị hiện đại, nhưng một đô thị càng hiện đại là đô thị càng giữ chặt trong mình cội nguồn lịch sử, càng hiện minh rõ bản sắc đô thị qua Cảnh quan đô thị.
25 Tái dựng mô hình cấu trúc tư duy từ cận cư trú huyết tộc đến bán cư trú đa thị tộc theo cụm hang động mái đá kích thước nhỏ trong mạng thềm theo sông suối thượng nguồn vùng trũng sơn khối đá vôi cuối Thế canh tân (Pleistocene) tại vùng đất Việt Nam / Ngọc Hoa Hoàng // .- 2024 .- Số 252 .- Tr. 94-105 .- 720
Dưới góc độ tiến hóa, lịch sử cuộc sống được định nghĩa là mọi chiến lược mà sinh vật sử dụng để phân phối năng lượng nhằm duy trì, phát triển các chức năng thiết thực nhất để đạt mục tiêu sinh sản và tránh cái chết vì bất cứ lý do nào. Trong phạm vi bài viết, tác giả cố gắng thu gọn các cơ sở khoa học và lịch sử của hành trình tiến hóa cư trú suốt 500.000 năm, trải qua 2 mô thức cư trú của thực chứng giai đoạn chuyển tiếp có một không hai giữa 2 loài người tại vùng đất Việt Nam ngày nay.
26 Áp dụng nguyên lý phòng chống tội phạm qua thiết kế môi trường ở, tạo giải pháp kiến trúc an ninh cho phòng giao dịch ngân hàng / Trần Văn Khải // .- 2024 .- Số 252 .- Tr. 116-1119 .- 720
Bài viết vận dụng phương pháp định tính bàn về các giải pháp trong lĩnh vực Kiến trúc - Nội thất. Các giải pháp công nghệ như: kỹ thuật thông tin, camera, gắn chíp vào bó tiền hay ngăn kéo kỹ thuật hai ngăn... giải pháp huấn luyện nhân sự sẽ phải đề cập trong một tài liệu khác.
27 Đánh giá mức độ thực hiện của các chỉ tiêu công trường xanh tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Khánh Duy, Trần Thị Út Thừa, Nguyễn Hữu Tâm // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 80-83 .- 711
Phân tích mức độ quan trọng của các chỉ tiêu xây dựng công trường xanh ở TP. HCM. Phương pháp Chỉ số quan trọng tương đối (Relative Importance Index - RII) được sử dụng để xếp hạng mức độ thực hiện của 20 chỉ tiêu đánh giá công trường xanh.
28 Đề xuất mô hình nhà ở xã hội từ các căn hộ mẫu / Vũ Hồng Cương // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 47-49 .- 720
Phát triển nhà ở xã hội phụ thuộc nhiều yếu tố ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng khâu thiết kế là một trong những yếu tố quan trọng giúp hình mô hình nhà ở xã hội phù hợp các điều kiện ở Việt Nam. Cách thiết kế nhà ở xã hội hiện nay dường như chỉ dừng lại ở việc thu nhỏ các căn hộ thương mại, điều này đã bộc lộ nhiều bất cập trong thực tế. Vì thế mô hình nhà ở xã hội vẫn rất cần được xây dựng với những quan điểm, nguyên tắc và gải pháp riêng. Một mô hình không những phù hợp đòi hỏi về chất lượng ở mà còn có khả năng lắp ghép hoá để sản xuất đại trà giảm giá thành. Bài báo này nằm trong chuỗi 3 bài liên quan tới các nghiên cứu trước để đề xuất mô hình căn hộ và chung cư nhà ở xã hội cho Việt Nam.
29 Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trong quy hoạch đô thị tại Việt Nam / Thân Đình Vinh, Lê Văn Chè // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 74-79 .- 711
Nghiên cứu này tổng hợp chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trong quy hoạch đô thị tại Việt Nam từ năm 1997 đến nay, đồng thời nghiên cứu cũng tổng hợp chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trên thế giới trên cơ sở đó đề xuất bổ sung thêm chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trong quy hoạch đô thị vào quy chuẩn quy hoạch xây dựng. Hy vọng những kết quả này sẽ giúp hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học trong công tác phát triển đô thị tại Việt Nam hiện nay.
30 Tích hợp tính bền vững trong đào tạo ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam / Vũ Hồng Cương, Trần Ngọc Thanh Trang // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 129-133 .- 745
Bài báo phân tích tình hình phát triển đô thị xanh tại Việt Nam và vai trò của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành thiết kế nội thất trong việc thực hiện các chiến lược bền vững. Nghiên cứu này tập trung vào các bài học kinh nghiệm từ chương trình đào tạo nội thất bền vững trên thế giới, từ đó đề xuất nguyên tắc và giải pháp cụ thể cho chương trình đào tạo tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích tài liệu, phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thực địa, kết hợp với dữ liệu từ các báo cáo và nghiên cứu trước đây.