CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kiến trúc

  • Duyệt theo:
221 Cơ sở thiết lập cấu trúc đa trung tâm các đô thị loại I khu vực Đồng bằng sông Hồng / Trần Quý Dương // .- 2023 .- Tháng 09 .- Tr. 58-65 .- 720

Tổng hợp các lý luận về mô hình cấu trúc đa trung tâm các đô thị trên thế giới, đồng thời căn cứ những nghiên cứu lý luận về quy hoạch đô thị ở Việt Nam để rút ra lý luận cơ bản làm cơ sở tham chiếu cho các đô thị loại I khu vực Đồng bằng sông Hồng, góp phần giải quyết những vấn đề bất cập trong quá trình phát triển mở rộng theo hướng cấu trúc đa trung tâm của chúng.

222 Phát triển đô thị carbon thấp : thách thức và khuyến nghị / Trần Ngọc Linh // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 9-12 .- 720

Làm rõ khái niệm, xu thế phát triển, những khó khăn, thách thức đồng thời tổng hợp, đề xuất một số khuyến nghị cơ bản trong việc phát triển đô thị carbon thấp tại Việt Nam nói chung và các đô thị tỉnh Quảng Nam nói riêng.

223 Ứng dụng mô hình đô thị trung hòa carbon và kinh tế tuần hoàn trong phát triển tỉnh Quảng Nam / Trương Thị Ái Nhi, Nguyễn Minh Tú, Bùi Lê Thanh Khiết // .- 2023 .- Số 337 - Tháng 6 .- Tr. 13-17 .- 720

Kinh tế tuần hoàn và đô thị không phát thải – các mô hình điển hình trên thế giới; Thách thức phát triển kinh tế tuần hoàn hướng tới đô thị không phát thải của tỉnh Quảng Nam.

224 Một số đề xuất tổ chức không gian đô thị và nông thôn gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam / Hội Kiến trúc sư Quảng Nam // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 18-21 .- 720

Đề xuất một số nội dung liên quan đến tổ chức không gian đô thị và nông thôn Quảng Nam gắn với phát triển du lịch khu vực miền Trung và các địa phương lân cận; không gian phát triển du lịch xanh, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu; xây dựng các thương hiệu đô thị gắn với du lịch tỉnh Quảng Nam.

225 Vận dụng các nguyên lí sinh thái học thiết lập mạng lưới đô thị ở tỉnh Quảng Nam nhằm hướng đến nền kinh tế tuần hoàn / Võ Văn Minh // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 22-24 .- 720

Gợi mở về việc ứng dụng các nguyên lí sinh thái để kiến tạo mạng lưới các đô thị ở Quảng Nam nhằm hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

226 Quảng Nam : định vị giá trị đặc hữu hướng tới phát triển đô thị thương mại, du lịch bền vững / Nguyễn Cửu Loan // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 25-28 .- 720

Định vị giá trị đặc hữu sẵn có của Quảng Nam để từ đó có định hướng quy hoạch các phân khu chức năng, xây dựng phát triển cho thương mại, du lịch Quảng Nam.

227 Quy hoạch xây dựng chuỗi đô thị ven biển tạo động lực phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam / Nguyễn Anh Tuấn, Đoàn Trần Hiệp // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 29-32 .- 720

Khu vực ven biển giàu tiềm năng nhưng còn thiếu động lực phát triển; Phân tích các thế mạnh và hạn chế của khu vực; Những mô hình thành công của các đô thị biển; Đinh hướng trong kiến trúc và quy hoạch đô thị ven biển ở Quảng Nam; Đề xuất duy trì sự đa dạng các ngành kinh tế địa phương ven biển.

228 Voronoi : phân tích quy hoạch đô thị Quảng Nam theo xu hướng Zero Carbon / Lê Thị Kim Anh // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 33-38 .- 720

Phân tích và đề xuất khai thác thêm các điểm dịch vụ cũng như hạ tầng cơ sở, nhằm giảm tải về cơ sở hạ tầng giao thông, điểm lưu trú cũng như công trình xây dựng phục vụ khai thác du lịch cho các điểm trung tâm hiện có của các quận, huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.

229 Đặc điểm kiến trúc một số ngôi chùa xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ở Bắc Bộ / Nguyễn Thị Hương Mai // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 72-77 .- 720

Những ngôi chùa được xếp hạng quốc gia đặc biệt ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ rất đa dạng về niên đại xây dựng, vị trí cảnh quan, kết cấu kiến trúc và đã phần nào khẳng định được giá trị kiến trúc nghệ thuật của ngôi chùa Việt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc ngôi chùa Việt.

230 Tổ chức không gian cộng đồng làng nghề gốm truyền thống ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Quảng Nam / Nguyễn Văn Nguyên // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 78-83 .- 720

Từ kinh nghiệm tổ chức không gian cộng đồng tại làng gốm ở một số nước và mô hình tổ chức không gian Bảo tàng gốm – Công viên đất nung Thanh Hà nhằm đề xuất một số giải pháp kết nối không gian, phát triển du lịch bền vững tại Quảng Nam.