CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kiến trúc
211 Bản sắc địa phương trong kiến trúc nông thôn mới / Vũ Đức Hoàng // .- 2023 .- Số 245 .- Tr. 83-86 .- 720
Nhận diện các thành phần của bản sắc địa phương và xác định vai trò của bản sắc địa phương trong kiến trúc nông thôn. Đề xuất các giải pháp để truyền tải bản sắc địa phương vào kiến trúc nông thôn mới, qua đó tạo nên kiến trúc địa phương, tạo nên bản sắc vùng miền trong kiến trúc nói chung và kiến trúc nông thôn nói riêng.
212 Xây dựng cơ sở lý luận tham gia cộng đồng trong quản lý không gian công cộng phù hợp với điều kiện của khu chung cư cũ ở Hà Nội / Nguyễn Vũ Bảo Minh // .- 2023 .- Tháng 08 .- Tr. 66-69 .- 720
Nhận thức về sự tham gia của cộng đồng; Các căn cứ xây dựng cơ sở lý luận tham gia cộng đồng trong quy hoạch và quản lý đô thị; Cơ sở lý luận và phương pháp tham gia cộng đồng trong quản lý không gian công cộng phù hợp với điều kiện của các không gian công cộng ở Hà Nội.
213 Hình thái không gian công cộng khu vực lõi trung tâm Tp. Hồ Chí Minh / Phù Văn Toàn // .- 2023 .- Tháng 08 .- Tr. 126-130 .- 720
Phân tích hình thái không gian công cộng giúp chúng ta hiểu được đặc tính của các khu chức năng đô thị. Từ đó, có cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp phát triển không gian gắn với khai thác giá trị nơi chốn tạo lập bản sắc đô thị.
214 Lý luận về khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị / Phù Văn Toàn, Lê Anh Đức // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 46-50 .- 720
Bằng việc khai pháp lý thuyết nơi chốn, các nhà khoa học đã kích hoạt sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội. Từ đó, những không gian di sản kiến trúc lịch sử có giá trị, những hoạt động văn hóa đặc sắc, các địa danh quan trọng của một vùng đất được phục hồi và thức tỉnh trong môi trường hiện đại. Bên cạnh đó, nghiên cứu về nơi chốn còn giúp các nhà quy hoạch đô thị thiết lập được bản sắc trong hơi thở của những thành phố đẹp, văn minh và đáng sống.
215 Bảo tồn phố nghề khu phố cổ Hà Nội : kết nối giữa tính nơi chốn và nguồn vốn xã hội / Lê Quỳnh Chi, Nguyễn Thanh Tú // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 62-67 .- 720
Thông qua việc phân tích một số nghề - phố Lãn Ông với nghề buôn bán thuốc Bắc truyền thống, bài báo chỉ ra sự kết nối giữa nguồn vốn xã hội và cảm nhận nơi chốn và biểu hiện của sự kết nối thông qua cấu trúc không gian hiện hữu.
216 Nhận diện tính thẩm mỹ trong thiết kế nội thất khách sạn hiện nay tại Việt Nam bằng lý thuyết mỹ học kiến trúc / Nguyễn Hữu Vinh // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 88-93 .- 720
Chọn tham khảo các cơ sở lý thuyết về mỹ học kiến trúc nội thất để góp phần nhận diện và lý giải yếu tố trang trí nghệ thuật trong nội thất khách sạn ngày nay. Tác giả lựa chọn một số khách sạn 5 sao tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh làm đối tượng để phân tích và minh họa.
217 Quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội : những bất cập và giải pháp tháo gỡ / Trần Ngọc Chính // .- 2023 .- Số 123 .- Tr. 14-19 .- 720
Phân tích một số những bất cập, vướng mắc trong quy định pháp luật nhà ở hiện hành liên quan đến quỹ đất phát triển nhà ở xã hội.
218 Thực trạng trong quá trình đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất / Trần Thị Thanh Ý // .- 2023 .- Số 123 .- Tr. 20-23 .- 720
Nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; Những khó khăn trong quá trình đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; Một số đề xuất.
219 Phát triển nhà ở cho thuê : giải pháp bền vững cho phát triển nhà ở xã hội / Nguyễn Trung Dũng // .- 2023 .- Số 123 .- Tr. 28-37 .- 720
Đem lại một cái nhìn phổ quát về vấn đề phát triển loại hình nhà ở xã hội cho thuê tại Việt Nam thông qua nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, một trong hai đô thị lớn với nhu cầu nhà ở cao nhất cả nước.
220 Mô hình phát triển nhà ở xã hội theo tiếp cận hệ sinh thái kết nối gần : nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Hiếu // .- 2023 .- Số 123 .- Tr. 38-41 .- 720
Đề xuất phát triển nhà ở xã hội theo tiếp cận hệ sinh thái dịch vụ nhà ở cộng sinh với đối tượng hưởng lợi phù hợp với thực tiễn thị trường. Thông qua số liệu hiện trạng phát triển nhà ở xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh trong thập kỷ vừa qua, tác giả gợi ý giải pháp quản lý và huy động nguồn lực theo hệ sinh thái dịch vụ ở kết nối gần, linh hoạt theo nhu cầu của các nhóm đối tượng, thu hút sự tham gia đầu tư, cải thiện về cả vị trí, mức giá theo khả năng tiếp cận thực tế.