CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kiến trúc

  • Duyệt theo:
241 Quy chế quản lý kiến trúc góp phần phát huy tính hiệu quả và khả thi trong phát triển của đô thị lớn / Lã Hồng Sơn // Kiến trúc Việt Nam .- 2023 .- Số 243 .- Tr. 78-81 .- 711

Đề cập tới một số khía cạnh trong việc lập Quy chế quản lý kiến trúc cho các đô thị, điểm dân cư nông thôn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam, với trường hợp cụ thể của Hà Nội, tiếp cận từ những vấn đề và xu thế biến đổi không gian thực tiễn tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn Hà Nội.

242 Giải mã gen văn hóa kiến trúc Việt Nam : kỳ 2: Văn hóa trong kiến trúc cộng đồng ở nông thôn – Sự đứt gãy hiện tại và nhu cầu hàn gắn trong bối cảnh một xã hội tương lai chú trọng nhiều hơn đến bản sắc / Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Quang Minh // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 11-18 .- 720

Trình bày các nội dung: tổng quan về kiến trúc cộng đồng ở nông thôn Việt Nam; bối cảnh phát triển ngày nay; những vấn đề đặt ra đối với kiến trúc công cộng nông thôn trong bối cảnh hiện nay.

244 Một số quan điểm và nguyên tắc thiết kế nhà ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa / Nguyễn Việt Huy, Đỗ Đình Trọng, Nguyễn Minh Việt // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 36-38 .- 720

Trình bày các nội dụng: Cấu trúc nhà ở nông thôn truyền thống; Sự cần thiết của việc nghiên cứu những quan điểm và nguyên tắc thiết kế nhà ở nông thôn trong bối cảnh hiện nay; Quan điểm và nguyên tắc thiết kế nhà ở nông thôn phù hợp với các điều kiện phát triển hiện nay.

245 Đánh giá và đề xuất giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng của người dân phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng / Phan Bảo An, Nguyễn Thị Khánh Vy // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 56-62 .- 720

Nghiên cứu và đánh giá vai trò của thiết chế văn hóa giải trí với tương tác xã hội nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tp. Đà Nẵng trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng.

246 Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế - di sản văn hóa thế giới : phần 4 : phương pháp luận nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh / Lê Vĩnh An, Takeshi Nakagawa, Nguyễn Thế Sơn // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 63-67 .- 720

Trên cơ sở vận dụng lý luận, kinh nghiệm trùng tu di sản kiến trúc và điều kiện về thiết bị công nghệ, đề xuất phương pháp luận nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh gồm 9 hướng tiếp cận nghiên cứu và 4 phương pháp phân tích theo nguyên tắc “Tứ định” (định lượng, định tính, định hình và định giá trị) làm nền tảng cho việc triển khai các hạng mục nghiên cứu theo định hướng bảo tồn của dự án tái thiết ngôi Điện này.

247 Diễn biến bộ khung gỗ trong kiến trúc cổ truyền của người Việt / Nguyễn Thị Xuân // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 74-80 .- 720

Giới thiệu bộ khung gỗ ở thời Trần – Mạc sử dụng 4 hàng cột với kết cấu giá chiêng, chồng rường, bẩy chéo; thời Lê Trung Hưng, Nguyễn bắt đầu sử dụng 4-6 hàng cột, với các vì chồng rường, vì nọc ngựa, vì kèo cọc báng, cốn mê, kẻ, bẩy, ở Trung Bộ và Nam Bộ sử dụng kiểu trính chồng trụ đội, vài kèo trụ đội, kèo…

248 Tinh thần hoàng tráng trong tác phẩm hội họa phương Tây / Trần Quỳnh Khanh // Kiến trúc .- 2023 .- Số 2 (332) .- Tr. 84-89 .- 741

Bài viết muốn hướng tới là các tác phẩm mà tác giả của chúng khi sáng tác không hề có ý định để tạo nên một tác phẩm hoành tráng nhưng người xem lại cảm nhận thấy một tinh thần hoành tráng ở trong các tác phẩm ấy.

249 “Gỡ khó” trong lập danh mục, hồ sơ và quy chế quản lý công trình kiến trúc có giá tr / Phạm Hoàng Phương // Xây dựng .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 60-63 .- 720

Những khó khăn phát sinh trong lập hồ sơ danh mục và xây dựng quy chế quản lý công trình kiến trúc; Gỡ khó” cho công tác lập danh mục, hồ sơ và quy chế quản lý công trình kiến trúc có giá trị.

250 Quản lý hè phố trong đô thị / Nguyễn Hồng Tiến // Xây dựng .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 68-71 .- 711

Nhìn nhận và giải quyết câu chuyện về hè phố trong đô thị không thể tách rời với năng lực, trình độ quản lý đô thị; trình độ phát triển về kinh tế - xã hội cùng các yếu tố tác động của tự nhiên, lịch sử, văn hóa, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.