CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kiến trúc
191 Yêu cầu chung về thiết kế kiến trúc trong trường mầm non theo phương pháp Montessori / Trần Thị Mai Thu // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 90-94 .- 711
Nêu ra 8 yêu cầu thiết kế cơ bản đối với không gian kiến trúc Montessori nhằm đảm bảo lại điều kiện học tập và phát triển tốt nhất cho trẻ.
192 Chiếm dụng văn hóa trong kiến trúc cộng đồng các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên Việt Nam / Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Nguyệt Dương // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 103-107 .- 720
Trên cơ sở nhận định các mặt tiêu cực và tích cực của hành vi chiếm dụng, nghiên cứu bàn luận một số hướng ứng xử phù hợp trong trong thiết kế và xây dựng công trình văn hóa nói chung và kiến trúc cộng đồng nói riêng tại khu vực Tây Nguyên và vùng lân cận.
193 Đặc điểm, tiềm năng và định hướng bảo tồn không gian Hồ Gươm trong sự phát triển tiếp nối / Khuất Tân Hưng, Đặng Hoàng Vũ // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 125-131 .- 720
Vận dụng phương pháp đánh giá tiềm năng bảo tồn để định lượng hóa các giá trị cụ thể của không gian Hồ Gươm và phụ cận, từ đó nhận diện những nguy cơ và đề xuất định hướng bảo tồn cho không gian này. Các giá trị được định lượng này cũng có tính “động” hơn bởi chúng sẽ thay đổi khi bối cảnh của khu vực nghiên cứu thay đổi.
194 Phân loại kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc, nhằm quản lý bảo tồn và phát huy giá trị / Trần Quốc Bảo // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 144-148 .- 720
Nghiên cứu phương pháp phân loại và các định hướng quản lý bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc.
195 Áp dụng kiến trúc sinh thái phục vụ cộng đồng tại các Vườn Quốc gia / Nguyễn Thu Phong // .- 2023 .- Số 339 - Tháng 8 .- Tr. 26-33 .- 720
Kinh nghiệm phát triển kiến trúc sinh thái tại các Vườn Quốc gia trên thế giới; Sự đa dạng sinh học tại Việt Nam – các cơ hội và thách thức trong phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cân bằng môi trường sử dụng đất, kiến trúc sinh thái phát triển hài hòa; Hero House và kinh nghiệm tương tác sinh thái thành công, hài hòa với thiên nhiên.
196 Khái niệm về mặt Hyperbolic Paraboloid và ứng dụng trong kiến trúc / Phan Thị Hoàng Yến // .- 2023 .- Số 339 - Tháng 8 .- Tr. 39-43 .- 720
Trình bày khái niệm về mặt Hyperbolic Paraboloid; các tính chất của mặt Hyperbolic Paraboloid; biểu diễn mặt Hyperbolic Paraboloid trên hình chiếu thẳng góc và một số công trình kiến trúc nổi tiếng ứng dụng mặt Hyperbolic Paraboloid.
197 Bản sắc kiến trúc cảnh quan cho cộng đồng : độc đáo hay hài hòa – phần 1 / Phạm Thị Ái Thủy, Vũ Việt Anh // .- 2023 .- Số 339 - Tháng 8 .- Tr. 56-59 .- 720
Bài viết đi tìm câu trả lời cho việc phát huy giá trị bản sắc kiến trúc cảnh quan để kiến tạo nơi chốn bền vững cho cộng đồng. Lựa chọn hướng đi nào giữa độc đáo hay hài hòa? Đó là những suy tư cụ thể từ các thực hành thực tiễn kiến trúc cảnh quan của các tác giả.
198 Đặc điểm kiến trúc các cầu vòm bắc qua sông Ngự Hà trong vai trò kết nối và tổ chức giao thông của Kinh thành Huế / Trương Hồng Trường // .- 2023 .- Số 339 - Tháng 8 .- Tr. 63-70 .- 720
Trình bày tổng quan lịch sử hình thành; vị trí sông Ngự Hà trong mặt bằng tổng thể Kinh thành Huế; đặc điểm kiến trúc của các cầu bắc qua sông Ngự Hà; vai trò kết nối giao thông của các cầu bắc qua sông Ngự Hà; đề xuất giải pháp bảo tồn kiến trúc và tổ chức giao thông.
199 Từ kiến trúc chậm đến thành phố chậm / Lê Thị Hoàng Nhi // .- 2023 .- Số 339 - Tháng 8 .- Tr. 63-70 .- 720
Kiến trúc chậm là thúc đẩy sự thiết kế các tòa nhà có chất lượng cao nhất, có cách tiếp cận thiết kế lành mạnh và toàn diện, được làm bằng vật liệu sạch, bền vững và được xây dựng bằng người lao động giàu kinh nghiệm. Kiến trúc chậm quan tâm đến bền vững xã hội, văn hóa và môi trường.
200 Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế - di sản văn hóa thế giới : phần 7: kết quả nghiên cứu phương pháp thiết kế kiến trúc Cung điện Triều Nguyễn – thông qua phương pháp phân tích đối sánh công trình đồng đại và đồng dạng / Lê Vĩnh An, Nguyễn Thị Kim Nhung // .- 2023 .- Số 339 - Tháng 8 .- Tr. 79-82 .- 720
Đưa ra phương pháp thời Gia Long và phương pháp thời Minh Mạng nhằm thiết kế hệ khung gỗ được áp dụng dưới triều Nguyễn (1802-1945) để xây dựng nên thể loại kiến trúc cung điện “Trùng Thiềm Điệp Ốc”.