CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kiến trúc

  • Duyệt theo:
171 Quy hoạch xây dựng chuỗi đô thị ven biển tạo động lực phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam / Nguyễn Anh Tuấn, Đoàn Trần Hiệp // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 29-32 .- 720

Khu vực ven biển giàu tiềm năng nhưng còn thiếu động lực phát triển; Phân tích các thế mạnh và hạn chế của khu vực; Những mô hình thành công của các đô thị biển; Đinh hướng trong kiến trúc và quy hoạch đô thị ven biển ở Quảng Nam; Đề xuất duy trì sự đa dạng các ngành kinh tế địa phương ven biển.

172 Voronoi : phân tích quy hoạch đô thị Quảng Nam theo xu hướng Zero Carbon / Lê Thị Kim Anh // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 33-38 .- 720

Phân tích và đề xuất khai thác thêm các điểm dịch vụ cũng như hạ tầng cơ sở, nhằm giảm tải về cơ sở hạ tầng giao thông, điểm lưu trú cũng như công trình xây dựng phục vụ khai thác du lịch cho các điểm trung tâm hiện có của các quận, huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.

173 Đặc điểm kiến trúc một số ngôi chùa xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ở Bắc Bộ / Nguyễn Thị Hương Mai // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 72-77 .- 720

Những ngôi chùa được xếp hạng quốc gia đặc biệt ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ rất đa dạng về niên đại xây dựng, vị trí cảnh quan, kết cấu kiến trúc và đã phần nào khẳng định được giá trị kiến trúc nghệ thuật của ngôi chùa Việt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc ngôi chùa Việt.

174 Tổ chức không gian cộng đồng làng nghề gốm truyền thống ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Quảng Nam / Nguyễn Văn Nguyên // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 78-83 .- 720

Từ kinh nghiệm tổ chức không gian cộng đồng tại làng gốm ở một số nước và mô hình tổ chức không gian Bảo tàng gốm – Công viên đất nung Thanh Hà nhằm đề xuất một số giải pháp kết nối không gian, phát triển du lịch bền vững tại Quảng Nam.

175 Từ xưởng thiết kế mùa hè xanh 2023 nghĩ tới xu hướng đào tạo kiến trúc sư thông qua xưởng thiết kế / Ngô Lê Minh, Nguyễn Hải Bình // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 84-88 .- 720

Tìm hiểu đề xuất những ý tưởng mới, sáng tạo cho một công trình kiến trúc nhỏ, theo hướng hiệu quả năng lượng và phát thải carbon thấp.

176 Giải pháp chống ngập đô thị dưới góc nhìn thiết kế cảnh quan : kinh nghiệm từ “thành phố bọt biển” của Trung Quốc / Nguyễn Ngọc Anh // .- 2023 .- Số 338 - Tháng 7 .- Tr. 89-93 .- 720

Khái niệm “bọt biển” giống như một phép ẩn dụ mô tả cho sự tích trữ tự nhiên, có tính mềm dẻo, linh hoạt. Một đô thị mà đặc trưng sinh thái thể hiện qua sự thẩm thấu và thanh lọc tự nhiên và hàm chứa những giá trị triết lý sâu sắc được gọi là “thành phố bọt biển”.

177 Bản sắc địa phương trong kiến trúc nông thôn mới / Vũ Đức Hoàng // .- 2023 .- Số 245 .- Tr. 83-86 .- 720

Nhận diện các thành phần của bản sắc địa phương và xác định vai trò của bản sắc địa phương trong kiến trúc nông thôn. Đề xuất các giải pháp để truyền tải bản sắc địa phương vào kiến trúc nông thôn mới, qua đó tạo nên kiến trúc địa phương, tạo nên bản sắc vùng miền trong kiến trúc nói chung và kiến trúc nông thôn nói riêng.

178 Xây dựng cơ sở lý luận tham gia cộng đồng trong quản lý không gian công cộng phù hợp với điều kiện của khu chung cư cũ ở Hà Nội / Nguyễn Vũ Bảo Minh // .- 2023 .- Tháng 08 .- Tr. 66-69 .- 720

Nhận thức về sự tham gia của cộng đồng; Các căn cứ xây dựng cơ sở lý luận tham gia cộng đồng trong quy hoạch và quản lý đô thị; Cơ sở lý luận và phương pháp tham gia cộng đồng trong quản lý không gian công cộng phù hợp với điều kiện của các không gian công cộng ở Hà Nội.

179 Hình thái không gian công cộng khu vực lõi trung tâm Tp. Hồ Chí Minh / Phù Văn Toàn // .- 2023 .- Tháng 08 .- Tr. 126-130 .- 720

Phân tích hình thái không gian công cộng giúp chúng ta hiểu được đặc tính của các khu chức năng đô thị. Từ đó, có cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp phát triển không gian gắn với khai thác giá trị nơi chốn tạo lập bản sắc đô thị.

180 Lý luận về khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị / Phù Văn Toàn, Lê Anh Đức // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 46-50 .- 720

Bằng việc khai pháp lý thuyết nơi chốn, các nhà khoa học đã kích hoạt sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội. Từ đó, những không gian di sản kiến trúc lịch sử có giá trị, những hoạt động văn hóa đặc sắc, các địa danh quan trọng của một vùng đất được phục hồi và thức tỉnh trong môi trường hiện đại. Bên cạnh đó, nghiên cứu về nơi chốn còn giúp các nhà quy hoạch đô thị thiết lập được bản sắc trong hơi thở của những thành phố đẹp, văn minh và đáng sống.