CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Lý Luận Chính Trị
71 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh / Đặng Thị Minh Phương, Lê Thanh Hòa // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2021 .- Tr. 3-13 .- Số 48 .- 335.4346
Năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, cuốn sách do nhà xuất bản Sự thật xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 1948. Nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, rèn luyện cán bộ, Đảng viên về đạo đức cách mạng và phong cách công tác. Trong bài viết tác giả tập trung phân tích một số nội dung cơ bản của tác phẩm Sửa đổi lối làm việc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tác phẩm của Đảng Cộng Sản Việt Nam để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
72 Một số quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng biển và hải đảo Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Thị Anh // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2021 .- Tập 18 số 4 .- Tr. 669-681 .- 324.25970751
Bài viết phân tích một số quan điểm cuả Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo như: Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, quản lý và bảo vệ vùng biển đảo. Phát triển kinh tế gắn liến với tăng cường quốc phòng – an ninh, giải quyết linh hoạt, khôn khéo tranh chấp trên vùng biển đảo, huy động sức mạnh toàn dân, hệ thống chính trị, phát huy mạnh mẽ vai trò của ngoại giao trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo tốt hơn trong thời gian tới.
73 Phát triển quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Nguyễn Hoài Thương // .- 2021 .- Kì 1 tháng 10 .- Tr. 5-6 .- 335.41
Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống xã hội. Lực lượng sản xuất và sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định. Trong giai đoạn hiện nay để tiếp tục vận dụng quan điểm của Mac cần mở rộng nội hàm trong lĩnh vực sản xuất phạm vi toàn thế giới.
74 Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay / Huỳnh Thị Bích Vân // .- 2021 .- Kì 1 tháng 10 .- Tr. 7-8. .- 335.4346
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống qan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cách mạng Việt Nam. Bài báo nếu rõ thực trạng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại học nước ta và đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy tư tưởng hồ chí minh trong bối cảnh hiện nay.
75 Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị / Ngô Hùng Dũng // .- 2021 .- Kì 1 tháng 10 .- Tr. 11-13 .- 335.41
Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy môn lý luận chính trị, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học theo thuyết kiến tạo. Thực trạng, hoạt động dạy và học của giảng viên, sinh viên từ đó đề ra giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy môn lý luận chính trị theo thuyết kiến tạo.
76 Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lê-nin về vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng / Lê Văn Yên // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 3-10 .- 335.41
Nêu rõ quan điểm của V.I.Lê-nin về vị trí, vai trò và khả năng của giai cấp nông dân trong những thập niên đầu thế kỷ XX khi tham gia vào các cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Đồng thời luận giải rõ, giai cấp nông dân chỉ tham gia vào các cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo mới được bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp.
77 Kiên định con đường Chủ tich Hồ Chí Minh, Đảng và Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn / Nguyễn Duy Thụy // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 11-19 .- 335.5
Trình bày một số nội dung về cách mạng vô sản; con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bài viết này bàn về sự kiên định con đường Chủ tich Hồ Chí Minh, Đảng và Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.
78 Đóng góp của Đảng Cộng sản Pháp trong phong trào cộng sản, công nhân Tây Âu thời kỳ chiến tranh lạnh / Nguyễn Thị Minh Thảo // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.45 - 47 .- 327
Ra đời trong phong trào công nhân (PTCN) và là một trong những đảng cộng sản (ĐCS) được thành lập sớm ở Châu Âu, trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, ĐCS Pháp đã luôn kiên trung trong cuộc đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thực của giai cấp công nhân (GCCN) và của các tầng lớp nhân dân lao động; phấn đấu vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Quá trình hoạt động, đấu tranh cách mạng của mình, ĐCS Pháp đã dành được sự tin tưởng của GCCN và quần chúng nhân dân Pháp và cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX, ĐCS Pháp không chỉ nắm giữ vị trí đứng đầu lực lượng cánh tả Pháp, mà còn trở thành một trong những ĐCS hàng đầu khu vực với những đóng góp quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với phong trào cộng sản và công nhân (PTCS&CN) Tây Âu. Từ khoá: Đảng Cộng sản Pháp, chiến tranh lạnh, đóng góp.
79 Tác động của các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật tới sự vận động và phát triển của hàng hoá trong bộ tư bản của C.Mác / Trần Văn Giảng, Nguyễn Thị Như Quỳnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 117 - 119 .- 320
Hàng hoá sản phẩm lao động có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị tồn tại trong sự thống nhất và mâu thuẫn nhau. Dưới tác động của những quy luật của phép biện chứng, hàng hoá trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ thấp đến cao. Trong mỗi giai đoạn, nó chất cơ bản riêng thể hiện ở phương thức biểu hiện tất yếu của giá trị. Phương thức này có sự kế thừa biện chứng, phản ánh trình độ của phân công lao động xã hội, số lượng lao động cụ thể, số lượng hàng hoá và sự phát triển của những mâu thuẫn trong sản xuất hàng hoá.
80 Giáo dục khai phóng, giáo dục nhân văn và một số gợi ý cho giáo dục đại học ở Việt Nam / Đoàn Thị Cẩm Vân // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 3(40) .- Tr. 86-93 .- 371.1
Mô hình giáo dục khai phóng là mô hình giáo dục phổ biến ở Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây. Giáo dục khai phóng hướng đến việc đào tạo ra những con người tự do trong học tập, trong nghiên cứu, khai phá sức sáng tạo, tạo nên sự bức phá. Mô hình giáo dục ấy là mô hình tương thích với xu thế vận động của kinh tế, khoa học - công nghệ toàn cầu. Tuy vậy, những biểu hiện thiếu tích cực của đời sống văn hóa - tinh thần của người Việt lại làm cho nhiều học giả quan tâm đến phát triển giáo dục nhân văn. Vì thế, bài viết của tác giả hướng đến mục tiêu trình bày một số nội dung của triết lý giáo dục khai phóng và giáo dục nhân văn, từ đó rút ra một số gợi ý cho giáo dục đại học Việt Nam.