CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Lý Luận Chính Trị

  • Duyệt theo:
81 Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Mai Anh // Giáo dục và Xã hội .- 2021 .- 120 (181) .- Tr. 36-40 .- 335.41

Trình bày về phương pháp giảng dạy môn lý luận chính trị trong trường Đại học, đặc điểm, vai trò môn lý luận chính trị. Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở Đại học hiện nay.

82 Một số vấn đề lý luận và thực tiến chính trị về cái cách hành chính ở địa phương của Việt Nam hiện nay / Lê Văn Gấm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.19 - 21. .- 324.259 7 071

Cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương là công việc phổ biến tất cả các quốc gia hiện đại, là cơ sở để nâng cao hiệu lực và hiệu quản lý/quản trị địa phương. Ở Việt Nam, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) đề ra, hệ thống bộ máy hành chính đã góp phần tích cực vào những thành tựu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong chính trị, kinh tế và xã hội. Cải cách hành chính nhà nước ở địa phương là tiêu chí căn bản tiến tới mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài viết đi sâu phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận chính trị về cải cách hành chính ở địa phương hiện nay làm cơ sở để đẩy mạnh tiến độ cải cách hành chính hiện nay ở địa phương của Việt Nam.

83 Ảnh hưởng của một số học thuyết triết học châu Âu hiện đại tới sự hình thành tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo / Bùi La Hương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 12(243) .- Tr. 59-69 .- 335.41

Phân tích những ảnh hưởng của bốn học thuyết: hiện tượng học Hussrel, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học Freud và Chủ nghĩa Mác – Leenin tới sự hình thành tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo.

84 Các quan điểm chỉ đạo trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng / Trần Văn Phòng // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 3-9 .- 335.5

Phân tích quan điểm chỉ đạo tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong giai đoạn tới được đưa ra trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng.

86 Phát triển lý luận của Đảng về mô hình xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam / Vũ Văn Phúc // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 3-16 .- 320

Phân tích quá trình hình thành đường lối đổi mới cũng là quá trình hình thành lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về mô hình Xã hội Chủ nghĩa và con đường đi lên Chỉ nghĩa Xã hội ở Việt Nam, bổ sung hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới. Qua đó khái quát những thành tựu lý luận của Đảng về mô hình Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam qua gần 35 năm đổi mới.

87 Quan niệm của C. Mác về chế độ sở hữu và vấn đề đổi mới chế độ sở hữu ở Việt Nam / Võ Đại Lược // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 15-23 .- 320

Bàn về quan niệm của C. Mác về chế độ sở hữu và vấn đề đổi mới chế độ sở hữu ở Việt Nam. Sở hữu theo C. Mác là sự phản ánh quan hệ của con người với những điều kiện khách quan của sản xuất và do đó quy định việc phân phối những kết quả của sản xuất.

88 Về sự phát triển của khoa học xã hội ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Đình Hòa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 3-14 .- 300

Đề cập đến những kết quả, hạn chế của Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay. Phân tích những nguyên nhân và những giải pháp khắc phục trong giai đoạn mới.

89 Tầm nhìn thời đại của Hồ Chí Minh về giáo dục / Trần Thị Minh Tuyết, Nguyễn Thị Phương Thảo // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 106-113 .- 332

Phân tích tầm nhìn thời đại trong một số quan điểm về giáo dục của Hồ Chí Minh bằng cách chỉ ra tính tiên phong và sự tương thích của các quan điểm ấy so với lý luận giáo dục hiện đại và yêu cầu của thực tiễn hiện nay.

90 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua / Nguyễn Thế Anh // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 133-140 .- 320

Khái quát một số đặc tính của thi đua gồm: bản tính tự nhiên của con người, tính tất yếu, tính toàn diện, tính tự giác và tự thi đua.