CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Lý Luận Chính Trị
151 Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân: Từ Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đến Hội nghị Trung ương 5 khóa XII / Nguyễn Thị Hồng Huệ // .- 2018 .- Tr. 12-16 .- 335.5
Tập trung phân tích làm rõ quan điểm, nội dung, mục tiêu... của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân quan 15 năm kể từ Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (năm 2002) đến Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (năm 2017).
152 Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân: từ "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đến thực tiễn hiện nay / Phan Văn Rân, Ngô Chí Nguyện // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 17-22 .- 335.5
Học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới đã khẳng định, nhận thức và thực hành chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là yếu tố khách quan; là vấn đề mang tính nguyên tắc trong tiến trình cách mạng của giai cấp vô sản thế giới do đảng cộng sản lãnh đạo; đồng thời, là xu hướng hành động chung của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Tuy nhiên, lí luận và thực hành chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân đang đối diện với rất nhiều khó khăn trong bối cản chính trị quốc tế hiện nay. Bài viết tập trung phân tích lí luận về chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" của C.Mác và Ph.Ăngghen và vấn đề này trong bối cảnh hiện nay.
153 Xuân Mậu Thân năm 1968 tạo đà cho mùa Xuân toàn thắng năm 1975 / Văn Thị Thanh Mai, Đinh Quang Thành // .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 23-27 .- 959.7043
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là chủ trương, quyết định sáng tạo và táo bạo của Đảng trong chỉ đạo chiến lược; thể hiện đường lối kháng chiến cách mạng độc lập, tự chủ. Thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã đánh thẳng vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm đảo lộn thế chiến lược của quân Mỹ; đánh dấu sự thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán tại Hội nghị Paris, chấm dứt ném bom không điều kiện; mở đầu thời kì xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tạo bước ngoặt quyết định, tạo đà thắng lợi cho cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
154 Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại - Bài học trong kí kết Hiệp định Paris và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay / Nguyễn Thị Hoa Phượng // .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 28-32 .- 327
Hiệp định Paris năm 1973 do 4 bên: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa kí tại Paris ngày 27/1. Đây là kết quả của cuộc đàm phán kéo dài 4 năm, 8 thánh, 14 ngày, với hơn 200 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, là thắng lợi quan trọng về nhiều mặt của nhân dân Việt Nam. Hiệp định Paris được kí kết là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao; đồng thời, là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên, buộc Mỹ phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và thống nhất của Việt Nam. Thành công của Hiệp định Paris để lại những bài học kinh nghiệm. Trong đó, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại không chỉ có ý nghĩa ở giai đoạn lịch sử đó, mà còn là bài học lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
155 55 năm Chiến thắng ấp Bắc - Giá trị lịch sử và hiện thực / Hoàng Thị Hương, Trần Thị Thạnh // .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 33-36 .- 959.7
Chiến thắng ấp Bắc (ngày 02/01/1963) đã đi vào lịch sử như một thắng lợi vang dội của nhân dân và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Với chiến thắng này, lực lượng cách mạng miền Nam đã chính thức đánh bại chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận", bước đầu làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - ngụy, dần đẩy Mỹ - ngụy vào thế bị động. Chiến thắng ấp Bắc đã để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam, đó là: Đoàn kết sức mạnh của toàn dân, biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất; kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị, trong đó, đấu tranh vũ trang có bộ đội chủ lực làm nòng cốt, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, tạo thành thế trận áp đảo, đánh địch trên thế mạnh; lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa.
156 Điều 4, Hiến pháp năm 2013 - Nhìn từ văn hóa và lịch sử Việt Nam / Nguyễn Khắc Hóa // .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 40-44 .- 959.7
Tập trung khẳng định vai trò lãnh đạo đất nước và nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong tình hình hiện nay, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là ngọn cờ duy nhất đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo đất nước và nhân dân Việt Nam, đưa dân tộc ta đi tới tương lai.
157 Bài học lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thu Huyền // .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 49-54 .- 959.7
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong mọi thời kì. Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh, ta rút ra được những bài học lịch sử sâu sắc, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
158 Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho các tầng lớp nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng / Võ Viết Chiến // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 60-64 .- 335.5
Ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của điều kiện xã hội lịch sử cụ thể; được hình thành và phát triển gắn với từng giai đoạn hình thành, phát triển cảu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ trực tiếp nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, mà còn định hướng, điều chỉnh hành vi cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
159 Khởi nguyên của ý thức dân tộc / Benedict Anderson // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 81 - 89 .- 305
Phân tích và lập luận mối liên hệ giữ chủ nghĩa tư bản, công nghệ in ấn và tính đa dạng định mệnh của ngôn ngữ nhân loại dẫn tới khả năng ra đời một hình thức cộng đồng tưởng tượng mới. Và trong hình thái cơ bản của hình thái đó, đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các dân tộc hiện tại.
160 Không gian chiến lược của Việt Nam / Trần Khánh // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 10 - 28 .- 355
Phân tích tình hình không gian chiến lược của Việt Nam và những đổi mới về công cuộc mở cửa hội nhập, tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế để đổi mới tư duy chiến lược mới về không gian.