CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Lý Luận Chính Trị
141 Những giá trị tích cực trong tư tưởng Nho giáo về đạo đức của nhà cầm quyền / Trần Văn Phòng, Hà Thị Thùy Dương // .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 32-36 .- 306
Với đường lối "đức trị", "lễ trị", Nho giáo yêu cầu nhà cầm quyền phải có đạo đức, vì đạo đức của nhà cầm quyền cảm hóa được dân chúng để họ noi theo. Nhà cầm quyền có đạo đức thì mới thi hành được đường lối nhân chính, được dân tin, dân yêu và thực hiện được đường lối mà họ đưa ra. Đồng thời, Nho giáo đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn về đạo đức của nhà cầm quyền trong các mối quan hệ với mình, với nhân dân và với người dưới quyền. Những tư tưởng tích cực này của Nho giáo vẫn đang được Đảng Cộng sản Việt Nam tích cực tiếp thu và vận dụng trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay.
142 Tìm hiểu quan điểm biện chứng về chân lý / Trịnh Thị Hằng // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 44 – 50 .- 335.4112
Bài viết này tìm hiểu quan điểm biện chứng về chân lý tương đối, chân lý tuyệt đối, chân lý vĩnh cửu và các yếu tố quy định tính tương đối của chân lý.
143 Xây dựng đội ngũ cán bộ trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước / Nguyễn Trọng Phúc // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 3-8 .- 335.0092
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo đã trải qua hơn 30 năm với nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa quan trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội... Do đó, để phát huy những thành tựu nhằm thúc đẩu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yếu tố quan trọng không thể thiếu là phải xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ trình độ, năng lực, phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ. Xuất phát từ yêu cầu đó, bài viết phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ và đưa ra một số kiến nghị để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời gian tới.
144 "Nhà lãnh đạo, quản lý số" trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay / Trần Văn Huấn // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 37-42 .- 658
Tập trung làm rõ nội hàm "nhà lãnh đạo, quản lí số" trong bối cảnh từ yêu cầu và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, tác giả gợi mở nhiều kinh nghiệm giá trị cho quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ nhà lãnh đạo, quản lí khu vực công của Việt Nam hiện nay.
145 Vấn đề chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam và định hướng giải pháp / Quách Thị Minh Phượng, Đỗ Phú Hải // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 43-46 .- 330
Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, triển khai chính phủ điện tử nhằm cung ứng dịch vụ hành chính công một cách hiệu quả. Đây là giải pháp chính sách cung ứng dịch vụ hành chính công minh bạch từ kinh nghiệm quốc tế. Để xây dựng được chính sách có hiệu quả thì việc xác định vấn đề và giải pháp cho chính sách đóng vai trog quan trọng. Bài viết tập trung xác định vấn đề và định hướng giải pháp cho chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.
146 Pháp nhân tôn giáo - điểm mới trong luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 / Lê Thị Hiếu // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 47-51 .- 200
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Quy định về công nhận tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo là một trong những điểm mới của Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Bài viết phân tích những giá trị quan trọng của quy định này trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
147 Đặc điểm và ý nghĩa trong quan niệm về đạo làm người của Nguyễn Đình Chiểu / Nguyễn Thanh Thùy Trang // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 52-56 .- 158.1
Đạo làm người là một trong những nội dung đặc sắc trong tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Quan niệm về đạo làm người của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ ba đặc điểm: tính bình dị và đại chúng, chân thật nhưng sâu sắc, thấm đượm tinh thần nhân văn. Quan niệm về đạo làm người của Nguyễn Đình Chiểu có ý nghĩa to lớn và về lí luận và thực tiễn, góp phần làm giàu đẹp thêm đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam cũng như góp phần định hướng, giáo dục những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện nay.
148 Quan niệm vể "trí" của Khổng Tử trong luận ngữ / Nguyễn Văn Ý // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 57-60 .- 306
Luận ngữ là cuốn sách ghi lại những lời bàn luận Khổng Tử với các học trò. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển khởi đầu quan trọng cho nền Nho học Trugn Quốc thời Xuân Thu do Khổng Tử sáng lập. Luận ngữ đề cập đến nhiều vấn đề của triết học, chính trị, đạo đức... thể hiện qua các phạm trù: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, trung... Trong đó, nếu "nhân" được coi là phạm trù trung tâm thì "trí" giúp con người phân biệt được phải - trái, đúng - sai, thiện - ác..., là con đường để đạt đến đức nhân, để "trị quốc", "bình thiên hạ".
149 Tư tưởng giáo dục của Minh Mệnh / Phan Thị Thu Thúy // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 61-64 .- 370
Vua Minh Mệnh là người có những tư tưởng sâu sắc về vai trò và nội dung của giáo dục. Tư tưởng giáo dục vủa Minh Mệnh được hình thành dựa trên việc kế thừa quan điểm giáo dục Nho giáo và được mở rộng, phát triển tạo ên dấu ấn đặc sắc riêng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Những tư tưởng về giáo dục của ông không chỉ có giá trị về mặt lí luận và thực tiễn đối với xã hội đương thời, mà còn có ảnh hưởng nhất định đến sự nghiệp giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay.
150 Thị trường bất động sản Việt Nam có mắc "căn bệnh Hà Lan"? / Trần Minh Tâm // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 65-69 .- 658
Thông qua lí thuyết kinh tế về "căn bệnh Hà Lan", bài viết chỉ ra các dấu hiệu của "căn bệnh Hà Lan" của thị trường bất động sản. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một vài khuyến nghị nhằm phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam trong tương lai.