CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Lý Luận Chính Trị
121 Các mục từ lịch sử Việt Nam trong Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc / Bùi Thanh Phương, Phạm Thị Huyền // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 98-106 .- 959
Đại bách khoa toàn thư Trung Quóc gồm 74 quyển, được biên soạn theo phân ngành. Trong đó, 2 quyển Lịch sử nước ngoài giới thiệu các mục từ về lịch sử Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc. Các tác giả của 2 cuốn Lịch sử nước ngoài chưa thực sự khách quan khi phản ánh một số vấn đề của lịch sử Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ, cách đánh giá của người nước ngoài về lịch sử Việt Nam.
122 Vận dụng tư tưởng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào vấn đề thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay / Lã Quý Đô // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 12 (85) .- Tr. 75 - 80 .- 959.7
Trình bày các mục như sau: 1. Thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân mất nước, đánh giá cao vai trò của nhân dân lao động trong sự nghiệp cách mạng; 2. Quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và 3. Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm lo nâng cao đời sống nhân dân theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
123 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng / Đỗ Thị Kim Hoa // Khoa học xã hội .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 78-86 .- 335.4346
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam. Trong đó Tư tưởng về công bằng của người được thể hiện như một trong những mục tiêu, khát vọng của mỗi người dân trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, công bằng là mục tiêu quan trọng của sự phát triển xã hội để thực hiện công bằng xã hội thì phải phân phối theo lao động, đồng thời phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa chủ và thợ, giữa công và tư, phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam.
124 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay / Trịnh Thị Kim Thoa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 87-95 .- 335.4346
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của thanh niên và coi thanh niên là người trụ cột trong sự nghiệp xây dựng đất nước, chăm lo bồi dưỡng cho thanh niên những người kế cận của Đảng và là một nhiệm vụ mà người rất coi trọng những tư tưởng đó của người thể hiện tầm nhìn Chiến lược trong việc phát triển lực lượng kế thừa để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những bài học quý giá của người về công tác thanh niên không chỉ phát huy vai trò trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
125 Quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn 1991 – 2018 / Lê Minh Giang // .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 105-114 .- 327.04
Mối quan hệ Mỹ - Cuba trong giai đoạn từ 1991 đến năm 2008 được đặc trưng bởi chính sách cấm vận của Mỹ đối với Cuba và cuộc đấu tranh chống cấm vận của Cuba đối với Mỹ. Mối quan hệ giữa hai nước gồm nhiều nội dung trong đó nổi bật nhất là lĩnh vực chính trị an ninh ngoại giao và kinh tế mục đích chủ yếu của Mỹ là thay đổi chế độ chính trị ở Cuba theo hướng mà Mỹ gọi là dân chủ nhưng trước những biện pháp và chính sách pháp luật của Mỹ Cuba vẫn bảo vệ được thành quả cách mạng và kiên định con đường chủ nghĩa xã hội dù sao những chuyển biến trong quan hệ Mỹ Cuba Tuy không nhiều nhưng cũng đặt cơ sở nhất định cho những thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước dưới thời tổng thống Obama.
126 Xu hướng biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 / Mai Thị Thắm // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 152-158 .- 330
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân Việt Nam. Số lượng giai cấp công nhân tiếp tục có xu hướng gia tăng, cùng với đó là sự dịch chuyển trong cơ cấu nghề nghiệp trình độ tay nghề của giai cấp công nhân được nâng lên. Hiện nay, tuy đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân đã được cải thiện hơn so với trước đây, song vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Phân tích những xu thế biến đổi của giai cấp công nhân sẽ giúp Việt Nam có chính sách chiến lược phù hợp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện hiện nay.
127 Nâng cao năng lực tư duy chính trị cho cán bộ, đảng viên / Nguyễn Đức Bình // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2017 .- Số 01 .- Tr. 2-7 .- 335.5
Nâng cao năng lực tư duy chính trị cho cán bộ, đảng viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển môn Chính trị học ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra những nội dung cần nghiên cứu của Chính trị học.
128 Học tập phương pháp giảng dạy gắn lí luận với thực tiễn của chủ tịch Hồ Chí Minh / Trịnh Thị Phượng // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 91-94 .- 371.1
Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, là người sáng lập ra nền giáo dục mới Việt Nam, người thầy tiêu biểu của thời đại với phương pháp giảng dạy hiệu quả, thiết thực. Phương pháp giảng dạy lí luận mà Hồ Chí Minh thường xuyên thực hiện là gắn lí luận với thực tiễn. Hiện nay, phương pháp này rất cần thiết đối với mỗi cán bội, giảng viên giảng dạy các môn lí luận chính trị.
129 Luật bàn về các chính sách dưới thời kì Thủ tướng Vương quốc Anh Margaret Thatcher / Bùi Thị Xuân // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 90-94 .- 327
Lãnh đạo công là người có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách quốc gia, Thủ tướng Margaret Thatcher là người khởi xướng cho những cải cách trong khu vực công ở Vương quốc Anh và rộng hơn là châu Âu. Những chính sách của bà không chỉ có tác động ở Vương quốc Anh và châu Âu mà còn là cơ sở để hình thành xu hướng thay đổi mô hình quản trị khu vực công tư hành chính công truyền thống sang mô hình quản trị công mới.
130 Khoa học chính trị Việt Nam trong sự phát triển của đất nước thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế / Nguyễn Xuân Tế // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 1-5 .- 327
Khoa học chính trị là một khoa học phức hợp, mà trên các lát cắt của nó có hình bóng của nhiều môn khoa học xã hội và nhân văn. Nó bao hàm ba bộ phận: Lịch sử tư tưởng chính trị, khoa học và công nghệ chính trị, chính trị quốc tế. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, khoa học chính trị tập trung phân tích các mối quan hệ lớn: giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị... giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ... khoa học chính trị phải có bước đột phá về lý luận và chính sách, đề xuất căn cứ khoa học vũng chắc để điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng giải quyết đúng và trúng những yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.