CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Điện - Điện tử
581 Một số giải pháp duy trì và phát triển dịch vụ truyền số liệu tại Việt Nam / ThS. Nguyễn Văn Khoa, ThS. Nguyễn Thị Phương Dung // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2012 .- Số kỳ 1 tháng 5/2012 .- Tr. 25-29. .- 621
Việc tìm hiểu thực trạng thị trường và đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ truyền số liệu của khách hàng tổ chức/ doanh nghiệp tại Việt
582 Xu hướng phát triển mạng truy nhập vô tuyến / Minh Chung // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2012 .- Số kỳ 1 tháng 5/2012 .- Tr. 30-36. .- 621
Bài báo cung cấp cái nhìn chuyên sâu về xu hướng phát triển mạng truy nhập vô tuyến và đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này lên mạng hiện tại.
583 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thiết bị điện tử công suất đến lưới điện xử lý công nghiệp / PGS. TS. GVCC. Thái Duy Thức // Tự động hóa ngày nay .- 2012 .- Số 136 tháng 4 .- Tr. 47-49. .- 621
Đề cập tới những tác hại do các thiết bị điện tử công suất gây ra trên lưới điện của các xí nghiệp khi sử dụng chúng, đồng thời giới thiệu phương pháp xác định phổ tần của các sóng hài bậc cao do các thiết bị đó gây ra trên lưới và các giải pháp loại bỏ chúng.
584 Phân bổ công suất trong các hệ thống vô tuyến thông minh dựa trên OFDM / // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2012 .- Số kỳ 2 tháng 2/2012 .- Tr. 45-50. .- 621
Giới thiệu hệ thống vô tuyến thông minh và giới hạn công suất nhiễu, hệ thống vô tuyến thông minh – OFDM và ràng buộc công suất phát trên mỗi kênh con, phân bổ công suất trong các hệ thống vô tuyến thông minh – OFDM.
585 Các phương án đồng bộ cho mạng 3G / ĐTH // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2012 .- Số kỳ 2 tháng 2/2012 .- Tr. 51-57. .- 621
Ảnh hưởng của đồng bộ đến chất lượng dịch vụ mạng 3G: đối với quá trình chuyển dao, quá trình phân bổ. Phương án phân phối tín hiệu đồng bộ cho các phần tử mạng 3G: giải pháp phân phối tín hiệu đồng bộ giữa các phần tử trong UTRAN trền nên TDM, giữa các phần tử trong UTRAN sử dụng ACR, giữa các phần tử trong UTRAN sử dụng GPS, giữa các phần tử trong UTRAN sử dụng Sync-E, trong UTRAN sử dụng PTP.
586 Ứng dụng mạng quang thông minh trong lĩnh vực truyền hình / Nguyễn Ly Lan // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2012 .- Kỳ 1 tháng 1/2012 .- Tr. 50-54. .- 621
Giới thiệu việc ứng dụng mạng quang thông minh trong lĩnh vực truyền hình, nhằm giảm thiểu sự gián đoạn dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả truyền tải các định dạng video tiên tiến.
587 Một số biện pháp bảo vệ thiết bị di động khỏi phần mềm độc hại / Nguyễn Trọng Tâm // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2012 .- Số kỳ 2 tháng 1 .- Tr. 25-27 .- 621
Trình bày một số biện pháp bảo vệ thiết bị di động khỏi sự tấn công của mã độc như: Nâng cao nhận thức về phần mềm độc hại trên di động, cài đặt các ứng dụng hợp pháp và uy tín, sử dụng giải pháp bảo mật cho các thiết bị di động, xây dựng và triển khai giải pháp quản lý di động trên toàn doanh nghiệp.
588 Một số đề xuất tối ưu đám mây cá nhân cho người dùng di động / Bùi Huyền // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2012 .- Số kỳ 2 tháng 1/2012 .- Số kỳ 2 tháng 1 .- 621
Bài viết giới thiệu một số đề xuất giúp tối ưu đám mây cá nhân cho người dùng di động, bao gồm: siêu dữ liệu phân tán, lưu trữ linh hoạt, đồng bộ thông minh điện thoại đám mây, đồng bộ liên lạc và hỗ trợ các nhà phát triển nhằm mang lại các trải nghiệm nâng cao cho người sử dụng điện thoại di động.
589 Mô hình hệ thống giám sát chất lượng dịch vụ QoSM / Phạm Văn Thương // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2011 .- Số kỳ 1 tháng 12/2011 .- Tr. 40-46 .- 621
Đề xuất mô hình hệ thống giám sát QoS (QoSM – QoS Monitoring) có thể sử dụng cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ để giám sát các tham số QoS liên quan tới hiệu suất của mạng một cách trực tuyến hoặc không trực tuyến. QoSM có thể giám sát trễ (PTD), tỷ lệ mất gói tin (PLR), băng thông của dịch vụ VPN.
590 Một số vấn đề liên quan tới chất lượng truyền thông cho mạng VANET / Nguyễn Thanh Trà, Hoàng Trọng Minh // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2011 .- Số kỳ 1 tháng 12/2011 .- Tr. 36-39. .- 621
Khái quát các đặc điểm của mạng VANET, tóm tắt các thách thức chính dưới góc độ kiến trúc giao thức, một số hướng tiếp cận cải thiện và các vấn đề mở trong tương lai.