CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Điện - Điện tử
221 Tổng quan về hệ thống điều khiển tàu dựa trên truyền thông / Trịnh Lương Miên, Đặng Minh Tú // Tự động hóa ngày nay .- 2020 .- Số 227 .- Tr. 51-54 .- 621
Sự cần thiết của điều khiển tàu tự động; Cấu trúc hệ thống ATC dựa trên truyền thông CBTC (ATC/CBTC); Đặc điểm nổi bật của hệ thống ATC dựa trên CBTC và đóng đường di động; Kết luận.
222 Ứng dụng cảm biến không dây Sub-Ghz trong công nghiệp / Nguyễn Vĩnh Lộc, Phan Văn Lực // Tự động hóa ngày nay .- 2020 .- Số 227 .- Tr. 55-56 .- 621
Trình bày các ứng dụng cảm biến không dây Sub-Ghz trong công nghiệp.
223 Vai trò của công nghệ digital TWIN trong sản xuất thông minh / Dương Xuân Biên // Tự động hóa ngày nay .- 2020 .- Số 227 .- Tr. 57-58 .- 621
Trình bày vai trò của công nghệ digital TWIN trong sản xuất thông minh 4.0.
224 Định luật Ampere trong “điện động lực học logic” / Nguyễn Tiến Dũng // Tự động hóa ngày nay .- 2020 .- Số 229 .- Tr. 17-22 .- 621
Trình bày cách thức sử dụng phương pháp đề xuất với mục đích thu được các hiệu ứng và mô hình thích hợp khi nghiên cứu trường từ và trường điện.
225 Thiết kế và xây dựng mạng lưới giám sát bụi PM2,5 và PM10 theo thời gian thực / Nguyễn Thành Trung, Đinh Thị Phương Lan, Đàm Hồng Duân, Lê Hữu Tuyến // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 114-120 .- 621
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những thay đổi tích cực mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý môitrường. Công nghệ cảm biến đo bụi đã có mặt trên thị trường làm thay đổi cách mạng trong việc giám sát vàđánh giá ô nhiễm môi trường không khí. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tính hiệu quả và khả thi củabộ thiết bị đo bụi (MoD-Mobile Dust Meter) và các ứng dụng đưa các thông số lên web. Hệ thống được thiết kếvà sản xuất bởi nhóm tác giả để theo dõi bụi PM2,5và PM10và ghi dữ liệu trực tuyến theo thời gian thực. Kếtquả cho thấy dữ liệu được thu thập và hiển thị lên web là đáng tin cậy và dễ đánh giá. Hệ thống thiết bị đượcsản xuất với chi phí thấp, dễ dàng vận hành và bảo trì.
226 Tiếp cận bền vững trong điều chỉnh quy hoạch nguồn điện của Việt Nam thời kỳ hậu điện nguyên tử / Bùi Xuân Hồ // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 116-121 .- 621
Sau khi dừng dự án điện nguyên tử, Quy hoạch điện VII lập tức được điều chỉnh với điểm nhấn khá rõ là phát triển điện chạy than trong cơ cấu nguồn. Theo đó, dù giảm 5.3% vào năm 2020 nhưng sản lượng điện từ than vẫn chiếm tỉ lệ quá lớn 55% vào năm 2025 và 53,2% năm 2030. Điều này dường như đi ngược với xu thế chung của quy hoạch nguồn điện là gia tăng tỷ trọng điện tái tạo trong cơ cấu nguồn. Bài báo đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch nguồn với tiếp cận bền vững trong mục tiêu đảm bảo an ninh trong cung cấp điện nhưng vẫn có thể hạn chế phát triển điện than ở giai đoạn trước mắt trước khi đẩy mạnh phát mục tiêu điện tái tạo trong giai đoạn tiếp theo.
227 Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường từ hiệp định CPTPP / Nguyễn Quốc Thái // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 110-115 .- 658
Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng trỗi dậy ở một số quốc gia, Việt Nam vẫn tiếp tục tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với thế giới và nỗ lực gần đây nhất là Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Vì vậy, bài báo phân tích cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm dần sự lệ thuộc quá mức vào các thị trường truyền thống khi Hiệp định CPTPP đi vào thực thi.
228 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Nam: Thực trạng và giải pháp / Lê Trung Hiếu // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 98-103 .- 658
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam rất chú trọng phát triển công nghiệp chế biến gỗ. Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Quảng Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, thực tế phát triển Ngành còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Bài báo phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ của Tỉnh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
229 Đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2013-2017 / Lê Thị Mai Anh // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 93-98 .- 658
Bài viết tập trung đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản trong giai đoạn 2013-2017. Từ những hạn chế tồn tại của ngành Thủy sản cũng như yêu cầu của thị trường nhập khẩu về sản xuất sạch, truy nguồn gốc, đặc biệt là yêu cầu quản lý nghề cá của khu vực và quốc tế, tác giả đề xuất ngành Thủy sản cần phải tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát hiển mới của ngành.
230 Tác động của phát triển thủy điện MeKong đến an ninh lương thực ở Việt Nam / Đỗ Diệu Linh // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 87-92 .- 658
Bài viết tập trung vào phân tích tác động của phát triển thủy điện MeKong đối với thủy sản và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, là quốc gia nằm phía cuối hạ nguồn hệ thống sông MeKong. Việc xây dựng thủy điện đã dẫn đến suy thoái đất nông nghiệp, một đầu vào quan trọng cho sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, các công trình đập cũng dẫn đến sự suy giảm chất dinh dưỡng tự nhiên từ đất, làm giảm đáng kể sản lượng nông sản, đặc biệt là các loại cây lương thực. Nguồn cung cấp và chất lượng nước ngọt từ dòng MeKong cũng bị ảnh hưởng tiêu cực do các công trình đập khác nhau. Tác động thứ hai liên quan đến tác động bất lợi đối với môi trường sống thủy sản và thủy sinh, dẫn đến sự sụt giảm về số lượng tạm thời của nghề cá và nuôi trồng thủy sản từ sông MeKong.