CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Điện - Điện tử
111 Trạng thái ngưng tụ exciton trong hệ có chuyển pha kim loại - bán dẫn do tác dụng của áp suất ngoài / Đỗ Thị Hồng Hải, Phan Văn Nhâm // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 4(53) .- Tr. 38-45 .- 620
Giản đồ pha mô tả sự hình thành trạng thái ngưng tụ exciton ở nhiệt độ T=0 trong hệ có chuyển pha bán kim loại bán dẫn dưới sự ảnh hưởng của áp suất ngoài được thiết lập thông qua khảo sát tính chất của hàm cảm ứng exciton tĩnh trong mô hình Falicov-Kimball mở rộng có tính tới tương tác điện tử- phonon. Sử dụng gần đúng Hartree-Fock không giới hạn, chúng tôi đã thu được hệ phương trình tự hợp xác định tham số trật tự, từ đó tính được hàm cảm ứng exciton tĩnh bằng gần đúng pha ngẫu nhiên. Kết quả tính số cho thấy, với một giá trị xác định của hằng số tương tác điện tử - phonon, ta luôn tìm thấy trạng thái ngưng tụ exciton khi áp suất ngoài đủ lớn. Khi tăng dần áp suất ngoài, hệ có xu hướng chuyển từ trạng thái ngưng tụ exciton dạng BEC sang trạng thái ngưng tụ exciton dạng BCS khi tăng cường độ tương tác Coulomb. Ở cùng một điều kiện áp suất ngoài và thế tương tác Coulomb, tương tác điện tử-phonon đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng phạm vi tồn tại trạng thái ngưng tụ exciton trong hệ.
112 Ứng dụng IoT giám sát và điều hướng hệ thống pin năng lượng mặt trời công suất nhỏ / Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Văn Hiển Thông // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 03(52) .- Tr. 3-13 .- 629.8
Bài báo ứng dụng công nghệ Internet Of Thing vào thiết kế và thi công hệ thống điều hướng pin mặt trời, có thể giám sát hệ thống trên app của smart phone thông qua Internet và điều hướng tấm pin theo hướng di chuyển của mặt trời trong ngày để đạt được hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao.
113 Nghiên cứu chiều dày lớp phủ Plasma vật liệu gốm Al2O3 – TiO2 bằng phương pháp kim tam học / Vũ Dương, Nguyễn Thanh Tùng629.8 // .- 2022 .- Số 03(52) .- Tr. 41-50 .- 629.8
Bài báo giới thiệu kết quả thực nghiệm xác định chiều dày lớp phủ plasma từ bột phun hệ gốm trên bề mặt thép nền các bon C45 trong quy mô phòng thí nghiệm bằng phương pháp kim tương học, sử dụng kính hiển vi quang học 25 Mat có tích hợp phần mềm phân tích ảnh kỹ thuật số.
114 Xây dựng mô hình toán học để thiết kế hệ thống điều khiển tự động cho thiết bị cô đặc chân không / Bùi Ngọc Pha, Nguyễn Sĩ Xuân Ẩn // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 1 .- Tập 18, số 12 .- Tr. 2190-2200 .- 629.8
Nghiên cứu mô tả phương pháp mô hình hóa lí thuyết và hiệu chỉnh tham số mô hình điều khiển quá trình cô đặc chân không hoạt động liên tục dựa theo các định luật bảo toàn và kết quả thực nghiệm ứng dụng cho thiết bị cô đặc chân không.
115 Doanh nghiệp và công nghệ trong thời đại 4.0 / Đoàn Duy Khương // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 257+258 .- Tr. 21-23 .- 620
Trong quá trình thay đổi đó của thế giới, việc xây dựng các mô hình quản lý mới chuỗi cung ứng và ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Một số đề xuất trong xu hướng chuyển đổi số.
116 Ứng dụng công nghệ thông minh hướng đến chuyển đổi số nông nghiệp / Thư Liễu, Kiều Khanh, Khánh Linh // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 257+258 .- Tr. 28-29 .- 620
Chuyển đổi số nông nghiệp là cơ hội để thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị bằng một nền nông nghiệp phát triển minh bạch, mang lại nhiều giá trị cho cả người nông dân và người tiêu dùng. Bài viết gợi ý, định hướng ứng dụng công nghệ thông minh, chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế-xã hội.
117 Nghiên cứu phát triển hệ thống giám sát lưu lượng, mật độ phương tiện giao thông trên tuyến phố / Vũ Văn Duy, Lê Anh Đức, Nguyễn Duy Nội, Đỗ Đức Lâm, Trịnh Lương Miên // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 257+258 .- Tr. 40-42 .- 620
Bài báo trình bày về một giải pháp xây dựng hệ thống nhận dạng, giám sát phương tiện giao thông trên tuyến phố ứng dụng công nghệ xử lý ảnh, IoT. Hệ thống sử dụng camera giao thông để thu thập dữ liệu giao thông. Nhóm tác giả đã phát triển được chương trình máy tính Apps, Website cho phép nhận dạng biển số phương tiện giao thông, xác định lưu lượng mật độ phương tiện giao thông, phát hiện phương tiện vi phạm giao thông, cảnh báo va chạm phương tiện tham gia giao thông trên tuyến phố, từ đó giúp các đơn vị quản lý ứng phó và xử lý hiệu quả các tình huống giao thông theo thời gian thực.
118 Sự phát triển và đổi mới của dịch vụ điện toán đám mây di động ở Trung Quốc / Lương Chí Quyền // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 6(250) .- Tr. 13-26 .- 621
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và đối tượng nghiên cứu là tập đoàn China Mobile Limited của Trung Quốc. Thông qua việc thu thập dữ liệu từ năm 2009 đến năm 2018, được 504 dữ liệu về đổi mới dịch vụ điện toán đám mây, đồng thời tiến hành phân tích năm lĩnh vực dịch vụ IaaS, PaaS, SaaS, DaaS và CaaS, bài viết khám phá mô hình đổi mới dịch vụ và ý nghĩa chiến lược của điện toán đám mây di động Trung Quốc, từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.
119 Động cơ van truyền động bơm chính trong trạm bơm tăng áp : xu hướng trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ / Sairanov R.R., Nguyễn Tiến Dũng // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 257+258 .- Tr. 37-39 .- 620
Bài viết đề cập đến việc sử dụng các loại động cơ điện và động cơ van trong truyền động bơm chính tăng áp dầu mỏ được phổ biến và xu hướng trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ.
120 Phát triển cảm biến nano phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây / Mai Văn Thủy // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 50-52 .- 621
Nghiên cứu nhằn phát triển cảm biến nano phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây. Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska (Thụy Điển) đã phát triển thành công một cảm biến nhỏ giúp phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây chỉ trong vài phút. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật nhiệt phân phun lửa để phủ các hạt nano bạc trên bề mặt cảm biến, giúp khuếch đại tín hiệu phát hiện hóa chất. Tuy vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng những cảm biến nano đầy triển vọng này có thể giúp phát hiện một cách nhanh chóng hàm lượng thuốc trừ sâu có trên thực phẩm trước khi tiêu thụ. Tuy vậy, các kỹ thuật có thể phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây trước khi tiêu thụ bị hạn chế bởi chi phí quá cao, quy trình sản xuất cũng như thiết bị chế tạo các cảm biến quá cồng kềnh. Kết quả cho thấy tiềm năng của các màng cảm biến SERS trong việc nhanh chóng phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người về lâu dài. Trong tương lai, các cảm biến sẽ có thể được tích hợp trong một bộ kit cầm tay nhỏ bé để mỗi người có thể mang theo dễ dàng khi đi mua rau và hoa quả.