CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
61 Một số tiêu chí xác định các trò chơi, trò diễn dân gian có khả năng khai thác phát triển du lịch / Nguyễn Thùy Vân, Phạm Văn Dương, Nguyễn Thị Phương Linh // .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 106-113 .- 910
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đề xuất các tiêu chí xác định trò chơi, trò diễn dân gian có khả năng khai thác phát triển du lịch trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, nguyên tắc và điều kiện phát triển du lịch dựa trên phát huy giá trị trò chơi, trò diễn dân gian.
62 Nghiên cứu hiện trạng du lịch, đề xuất giải pháp phát triển du lịch và bảo tồn Vườn quốc gia Cát Bà / Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thu Nhung, Phạm Thanh Hoan // .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 20-26 .- 910
Bằng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại của khoa học địa lý, bài viết này đã làm rõ hơn thực trạng phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà; phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với Vườn quốc gia Cát Bà. Từ đó đề xuất những ý tưởng về giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn ở Vườn quốc gia Cát Bà.
63 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách trẻ : khảo sát thực tế với sinh viên khoa Du lịch – Trường Đại học Mở Hà Nội / Trần Thu Phương, Phạm Thị Vân Anh, Phan Thị Phương Mai // .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 65-72 .- 910
Thực trạng hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách trẻ, cụ thể là đối tượng sinh viên đại học và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của họ. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thu hút và thúc đẩy hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách trẻ.
64 Thực trạng phát triển du lịch có trách nhiệm tại vịnh Hạ Long / Nguyễn Thị Hằng // .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 99-107 .- 910
Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích tài liệu và khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn sâu để làm rõ thực trạng phát triển du lịch có trách nhiệm tại khu vực vịnh Hạ Long theo các khía cạnh về quản lý du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, truyền thông, sử dụng lao động, trách nhiệm của các doanh nghiệp. Từ đó chỉ ra một số hạn chế và gợi ý một số giải pháp cho khu vực vịnh Hạ Long trong phát triển du lịch có trách nhiệm.
65 Giải pháp về nhân lực phát triển du lịch cộng đồng ở xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng / Phạm Mạnh Hà // .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 108-114 .- 910
Làm rõ các tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, thực trạng nhân lực phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, từ đó, đưa ra một số giải pháp phát triển nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng ở xã Phù Long.
66 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thu nhập, việc làm trong lĩnh vực du lịch / Mai Thị Vân, Nguyễn Thị Hoài Thanh, Đoàn Vinh Thăng // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 177-180 .- 910
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thu nhập và việc làm của lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người lao động trẻ tuổi, người ít kinh nghiệm làm việc và nữ giới, có khả năng thất nghiệp cao hơn so với các đối tượng khác. Đồng thời, kết quả khảo sát còn cho thấy, thu nhập của người lao động trong lĩnh vực du lịch bị giảm trung bình khoảng 56,5% dưới tác động của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, trình độ học vấn và kinh nghiệm là 2 yếu tố ảnh hưởng tích cực lên thu nhập của người lao động trong đại dịch COVID-19.
67 Nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng tới phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình / Phạm Trung Tiến, Dương Thị Thúy Nương, Trịnh Đức Duy // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 185-189 .- 910
Du lịch Ninh Bình đang ngày càng phát triển không ngừng góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh cũng như đóng góp lớn vào phát triển du lịch Việt Nam. Phát triển du lịch Ninh Bình hướng tới bền vững góp phần nâng cao lợi ích kinh tế, cải thiện đời sống người dân địa phương. Bài viết này tập trung phân tích những tồn tại của du lịch Ninh Bình, đặc biệt là chất lượng trải nghiệm của khách du lịch còn hạn chế. Từ đó, bài viết chỉ rõ nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách du lịch phải được xác định là một trong những giải pháp chủ đạo cho phát triển bền vững du lịch Ninh Bình.
68 Thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh : thực trạng và giải pháp / Phùng Ngọc Thúy // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 40-42 .- 910
Thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững (CSPTDLBV) của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những bước rất quan trọng của chu trình chính sách công. Mục tiêu của việc thực hiện chính sách chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh là nhằm mục tiêu bền vững về mặt kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường và liên kết du lịch. Vì cứu phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển du theo hướng bền vững của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bả đảm bảo thực hiện vậy, bài viết nghiên lịch việc thực hiện các mục tiêu chính sách này trong thời gian tới.
69 Thực trạng du lịch và giải pháp định vị thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh / Đặng Đình Tiến // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 43-45 .- 910
Bài viết này tóm tắt bức tranh của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua từ gian đoạn hậu Covid 19 đến nay. Từ đó cho thấy được tiềm năng, lợi thế và sự đa dạng của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được những kết quả chiến lược mục tiêu cần có sự nỗ lực của nhiều đội ngũ và có những chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả để tiến bước dài vững chắc trong thời gian tới.
70 Phát triển bền vững du lịch văn hóa : nghiên cứu tại Lễ hội đền Lộng Khê / Nguyễn Thị Bích Ngọc // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 67-69 .- 910
Thực tế cho thấy, lễ hội dân gian đang bị khai thác tràn lan, chưa mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, trong đó có du lịch. Trên cơ sở tiếp thu từ kinh nghiệm tổ chức lễ hội, hy vọng ngành du lịch Việt Nam khai thác được nguồn lực để phát triển và cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Lễ hội đền Lộng Khê xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình là nơi gửi gắm cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khôi phục và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể thông qua điệu múa Bát Dật. Đây là tài sản vô giá, là đặc sản mà chỉ Lộng Khê mới có.