CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
3851 Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối với Nhật Bản thời cận đại / Nguyễn Minh Nguyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 60-67 .- 370
Fukuzawa Yukichi nhà cải cách có đóng góp to lớn đối với Nhật Bản cận đại. Trong bối cảnh biến động đầu thời kỳ Minh Trị ông nhận ra rằng chỉ có nền giáo dục thưc học mới giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Ảnh hưởng từ nền khoa học tiên tiến của phương Tây, ông đã thực hiện nhiều hoạt động thực tiễn về giáo dục, từ đó giúp chính quyền Minh Trị xây dựng nền giáo dục hiện đại làm tiền đề Nhật Bản phát triển đến ngày nay. Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.
3852 Điều chỉnh chính sách giáo dục Mỹ dưới thời Tổng thống Obama / ThS. Lê Thị Thu Hằng, TS. Bùi Trường Giang // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 7/2015 .- Tr. 17-26 .- 370
Phân tích chính sách giáo dục Mỹ dưới thời Tổng thống Obama dưới hai hình thức giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
3853 Những thay đổi trong chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở New Spain và hệ quả của nó (1521-1810) / NCS. Phạm Thị Thanh Huyền // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 06/2015 .- Tr. 55-63 .- 327
Đưa ra một số đánh giá ban đầu cho việc xem xét những thay đổi trong chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở New Spain – một phó vương đóng vai trò chủ trong hệ thống thuộc địa Mỹ Latinh – trong thời kỳ thuộc địa (1521-1810).
3854 Chính sách can thiệp của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh trong ba thập niên đầu thế kỷ XX / ThS. Dương Quang Hiệp // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 06/2015 .- Tr. 48-54 .- 327
Nhìn lại những chính sách và can thiệp của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh nói chung và các chủ thể cụ thể như Maxico, Nicaragua, Bolivia nói riêng trong ba thập niên đầu thế kỷ XX cho đến khi Mỹ thực thi Chính sách Láng giềng thân thiện (Good Neighbor Policy) năm 1933. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thêm về những phương cách ngoại giao mà Mỹ đã sử dụng để bảo vệ “lợi ích quốc gia” kiểu Mỹ trong giai đoạn được đề cập.
3855 Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong việc sử dụng nguồn nước sông Mê Kông / Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Thị Phan Thu // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 06/2015 .- Tr. 34-41 .- 327
Nền tảng hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong việc sử dụng nguồn nước sông Mê Kông. Các chương trình hợp tác giữa Việt Nam – Hoa Kỳ trong sử dụng nguồn nước sông Mê Kông.
3856 Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ sau 20 năm bình thường hóa / TS. Lê Viết Hùng, ThS. Nguyễn Thị Mai Lan // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 06/2015 .- Tr. 25-33 .- 327
Giới thiệu những thành quả về thương mại, về quan hệ đầu tư. Triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ.
3857 Sự trỗi dậy về kinh tế Trung Quốc, ảnh hưởng đối với ASEAN và triển vọng hợp tác / TS. Lê Kim Sa // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 450/2015 .- Tr. 4-8 .- 327
Trình bày những kỳ tích kinh tế và triển vọng về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc. Ảnh hưởng của Trung Quốc và đối sách của ASEAN. Triển vọng hợp tác Trung Quốc – ASEAN.
3858 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Nam Phi / Đỗ Huy Thưởng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2015 .- Số 05 (117)/2015 .- Tr. 35-41 .- 327
Khái quát tình hình FDI của Trung Quốc vào Nam Phi trong thời gian qua, phân tích những yếu tố thúc đẩy Trung Quốc đầu tư vào Nam Phi và đưa ra dự báo về triển vọng FDI của Trung Quốc vào Nam Phi trong thời gian tới.
3859 Chính sách hướng Đông của Ấn Độ: Mở rộng dần từ Nam Á sang Đông Nam Á hướng tới toàn bộ Châu Á – Thái Bình Dương / Đỗ Đức Định // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2015 .- Số 06 (118)/2015 .- .- 327
Ấn Độ thực hiện Chính sách hướng Đông từ năm 1996 với những nỗ lực hợp tác kinh tế và nâng cao vị thế của mình ở khu vực Nam Á, tiến dần sang Đông Nam Á và toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Bài viết sẽ đề cập đến nội dung của Chính sách hướng Đông của Ấn Độ, những thành tựu đạt được và một số hạn chế của Chính sách hướng Đông này.
3860 Đầu tự trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang các nước ASEAN / PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh, Lê Hồng Ngọc // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2015 .- Số 06 (118)/2015 .- Tr. 29-39 .- 327
Thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân thành công và hạn chế của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) của Việt Nam sang các nước ASEAN, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách đối với chính phủ và các doanh nghiệp OFDI của Việt Nam.