CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
2201 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ (2000 – 2017) / Nguyễn Thu Tran // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 5 (78) .- Tr. 9 – 14 .- 327
Tập trung làm rõ thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ giai đoạn 2000 – 2017 và một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng tại Ấn Độ.
2202 Kinh tế nông nghiệp Ấn Độ - kinh nghiệm cho Việt Nam và triển vọng hợp tác giữa hai nước / Vũ Trọng Hùng, Quách Thị Huệ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 5 (78) .- Tr.15 – 21 .- 327
Trên cơ sở những thành công của Ấn Độ về phát triển nông nghiệp, Việt Nam có thể học hỏi, đúc rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn đất nước. Từ đó, quan hệ hợp tác kinh tế nông nghiệp giữa hai nước không ngừng phát triển và được nâng lên tầm cao mới.
2203 Khai thác thế mạnh về sự tương đồng lịch sử - văn hóa trong quan hệ giữa Việt Nam và Philippines / Nguyễn Thị Lang Vinh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 5 (78) .- Tr. 30 – 36 .- 327
Nêu sự tương đồng về văn hóa lịch sử giữa Việt Nam và Philippines. Khái quát quan hệ Việt Nam – Philippines. Giải pháp khai thác thế mạnh về tương đồng lịch sử - văn hóa giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay.
2204 Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và quan điểm của Việt Nam / Nguyễn Đức Toàn, Võ Thanh Giảng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 5 (78) .- Tr.43 – 48 .- 327
Nêu sự ra đời của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và quan điểm của Việt Nam về DOC.
2205 So sánh chất lượng cuộc sống ở Bangkok và Hà Nội thông qua nhóm chỉ số môi trường tự nhiên và nhà ở của Mercer / Đỗ Thị Liên Vân // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Tr.49 – 56 .- Tr.49 – 56 .- 300
Nghiên cứu so sánh những điểm tương đồng và khác biệt về chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua kết quả điều tra khảo sát về nhóm chỉ số môi trường tự nhiên và nhà ở của Mercer, đồng thời chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đối với Hà Nội trong bối cảnh mới.
2206 Hoàn thiện yếu tố marketing địa phương nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bình Dương / Lê Mai Hải, Trần Thị Hồng Xiêm // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 5 (78) .- Tr.71 – 77 .- 658
Bài viết đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế bằng việc xây dựng và hoàn thiện các yếu tố marketing địa phương nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bình Dương.
2207 Thực tiễn tăng cường hội nhập quốc phòng của EU và một số hàm ý chính sách / Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 4 (223) .- Tr. 3 – 16 .- 327
Giới thiệu sơ lược quá trình chuyển đổi tư duy, chính sách về hội nhập quốc phòng của EU, thực tiễn triển khai một số cơ chế, hoạt động hội nhập quốc phòng của EU thời gian gần đây và một số hàm ý chính sách.
2208 Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi sự doanh nghiệp tại Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Trần Thị Thảo, Đinh Mạnh Tuấn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 4 (223) .- Tr. 28 – 38 .- 327
Giới thiệu một số khái niệm về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), và về khởi sự doanh nghiệp. Cơ hội và thách thức đối với DNVVN và khởi sự doanh nghiệp tại Châu Âu trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2209 Tác động của tự do thương mại hóa thương mại đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước Đông và Trung Âu giai đoạn 1993 – 2003 / Hoàng Xuân Trung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 4 (223) .- Tr. 39 – 47 .- 327
Bài viết phân tích quá trình chuyển đổi của các nước Đông và Trung Âu, đồng thời xem xét quá trình hội nhập của các nước này. Nghiên cứu cũng phân tích tác động của tự do hóa mại đến dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của quá trình tự do hóa đến việc làm. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình tự do hóa thương mại đã thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và làm tăng việc làm cho các nước Đông và Trung Âu.
2210 Một số thách thức trong triển khai chính sách quốc phòng và an ninh chung (2007 – 2018) / Đoàn Thị Thu Hương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 5 (224) .- Tr. 32 – 45 .- 327
Tập trung xem xét các vấn đề EU buộc phải đối mặt trong quá trình triển khai Chính sách Quốc phòng và An ninh chung (CSDP) và từ đó đưa ra nhận xét về các thành tựu và hạn chế của CSDP trong triển khai thực hiện.