CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kế Toán

  • Duyệt theo:
931 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Việt Nam - một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Mai Thị Thư, Cấn Mỹ Dung // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 221 .- Tr. 87-90 .- 657

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, các chuẩn mực, mô hình kế toán, công tác kế toán nói chung và đặc điểm công tác kế toán doanh thu, chi phí trong các doanh nghiệp và đồng thời nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế của một vài nước trên thế giới...từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

932 Vai trò của thông tin kế toán trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Chúc Anh Tú, Đỗ Thu Hiền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 221 .- Tr. 20-24 .- 657

Bài viết tập trung vào những nội dung cơ bản của thông tin kế toán, là một trong những thông tin quan trọng bắt buộc phải công bố trên thị trường chứng khoán được trình bày trên bái cáo tài chính phải được thực hiện theo yêu cầu, nguyên tắc như thế nào? Đồng thời, nội dung bài viết cũng chỉ rõ về những quy định hiện hành đối với việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán hiện nay ra sao.

933 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán theo định hướng nghiên cứu ứng dụng tại một kho bạc nhà nước / Phạm Quang Huy, Đỗ Kim Hoàng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 601 .- Tr. 74 - 76 .- 657

Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại một loại hình đơn vị công đặc thù như kho bạc nhà nước. Từ khóa:

934 Những động thái bảo hộ thương mại ở EU và một số hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hiền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 43 - 45 .- 330

Bài viết phân tích các động thái bảo hộ thương mại mới ở EU và rút ra một hàm ý cho Việt Nam trong việc thực hiện bảo hộ thương mại, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan với EU, thúc đẩy ký kết các FTA thế hệ mới, có chất lượng cao, củng cố các nền tảng thương mại quốc tế, giảm các sức ép của chủ nghĩa bảo hộ thương mại lên đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trên cơ sở cải cách cơ cấu, đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là trong bối cảnh Covid 19 diễn ra như hiện nay.

935 Các nhân tố tác động đến việc áp dụng các nguyên tắc tài khóa tại các nước đang phát triển / Nguyễn Thị Kim Hiền, Nguyễn Tiến Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 74 - 76 .- 330

Bài viết sử dụng mô hình hồi quy Probit cho 155 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990 - 2015 để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các nguyên tắc tài khóa. Kết quả cho thấy các quốc gia đang phát triển có tủ lệ nợ công và tỷ lệ lạm phát thấp, có thị trường tài chính phát triển, thiếu sự ổn định về chính trị, có áp dụng các hệ thống chính trị khác ngoài chế độ tổng thống, là thành viên của các liên minh tiền tệ và có chỉ số phát triển con người cao có xác suất áp dụng các nguyên tắc tài khóa cao hơn các quốc gia khác. Bài viết là căn cứ để đưa ra các hàm ý chính sách có ý nghĩa cho các quốc gia có dự định áp dụng các nguyên tắc tài khóa trong tương lai.

936 Nghiên cứu quy trình triển khai hệ thống ERP và tác động đối với kế toán quản trị trong doanh nghiệp / Đào Thị Thanh Thúy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 77 - 79 .- 657

Bài báo xem xét bản chất, quy trình triển khai hệ thống ERP và vai trò đối với kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Khi triển khai ERP thành công, kế toán quản trị có thời gian tập trung cho các hoạt động chuyên sâu và vai trò của họ trở nên quan trọng và phong phú hơn. Ngược lại, khi việc triển khai không thành công vai trò của kế toán quản trị sẽ tăng lên: các khiếm khuyết của hệ thống EPR đòi hỏi phải tăng cường hoạt động từ phía họ mà không có bất kỳ sự giảm đáng chú ý nào trong các nhiệm vụ mà họ thực hiện truyền thống.

937 Phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam / Hoàng Đình Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 601 .- Tr. 49 - 51 .- 657

Thực tiễn cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý trong doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế thì một trong những vấn đề then chốt cần giải quyết đó là nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ nhằm giúp các tập đoàn nắm bắt được những cơ hội, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi sai phạm trong các hoạt động nói chung và trong hoạt động tài chính kế toán nói riêng. Từ đó, hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động và làm gia tăng giá trị trong quản lý.Vì vậy, kiểm toán nội bộ được coi như là một công cụ hữu hiệu.

938 Một số vấn đề về tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam / Nguyễn Chiến Thắng, Lý Hoàng Mai // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 520 .- Tr. 19 - 28 .- 330

Bài viết nghiên cứu lựa chọn một số quốc gia có đặc điểm kinh tế tương đồng với Việt Nam, nghiên cứu những chính sách và biện pháp để quản lý khu vực kinh tế phi chính thức từ đó rút ra bà học kinh nghiệm cho Việt Nam.

939 Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo / Bùi Văn Huyền // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 520 .- Tr. 29 - 38 .- 330

Bài viết đánh giá lại quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam từ năm 2011 đến nay, phân tích bối cảnh mới và các yêu cầu đặt ra, từ đó đề xuất giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế nước ta trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

940 Hội nhập kinh tế có thực sự làm giảm ô nhiễm không khí ở Việt Nam / Bùi Hoàng Ngọc, Cảnh Chí Hoàng // .- 2021 .- Số 520 .- Tr. 51 - 64 .- 330

Bài viết đánh giá toàn diện tác động của hội nhập kinh tế đối với tình trạng ô nhiễm không khí giai đoạn trước và sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2008. Với ba biến số vĩ mô chính gồm tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện và chỉ số toàn cầu hóa, thông qua kỹ thuât ước lượng từ hồi quy phân phối trễ, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm để củng cố niềm tin cho những cơ quan quản lý trong việc đánh giá toàn diện hơn các tác động đến môi trường từ các hoạt động kinh tế và thay thế các tiêu chuẩn môi trường đã lỗi thời.