CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kế Toán
11 Tác động của nhận thức môi trường không ổn định và cam kết quản trị cấp cao đến áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất bao bì Việt Nam / Võ Tấn Liêm // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 55-58 .- 657
Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu tác động của cam kết quản trị cấp cao và nhận thức môi trường không ổn định đến áp dụng kế toán quản trị (KTQT) môi trường và hiệu quả môi trường của các doanh nghiệp (DN) sản xuất bao bì tại Việt Nam. Sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở bất kỳ quốc gia nào chỉ có thể đạt được khi tối ưu hóa sự giàu có và bảo tồn môi trường được cân bằng. Theo kết quả của nghiên cứu này, KTQT môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được hiệu quả môi trường tối ưu. Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ chính phủ và các DN sản xuất bao bì Việt Nam trong việc phát triển các cam kết, chính sách môi trường thông qua áp dụng KTQT môi trường.
12 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam / Đào Ngọc Hà, Nguyễn Thị Hà // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 33-38 .- 657
Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Dựa trên tổng quan tài liệu và kết quả khảo sát, nghiên cứu đã xác định được 5 yếu tố chính, bao gồm: Môi trường pháp lý; Mô hình quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước; Quy mô, trình độ tổ chức quản lý, điều hành và nguồn lực của DNKiT; Năng lực chuyên môn, ý thức chấp hành pháp luật của DNKiT, KTV hành nghề; và Môi trường kinh doanh & kiểm toán. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố này giải thích được khoảng 96,7% sự biến thiên của quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập. Nghiên cứu cũng thảo luận và đề xuất một số kiến nghị mang tính định hướng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam trong thời gian tới.
13 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm toán / Nguyễn Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 39-42 .- 657
Mục đích của bài báo này là khảo sát tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến nghề nghiệp kế toán và kiểm toán, nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về ứng dụng AI trong lĩnh vực này. Bài báo sẽ thảo luận về những lợi ích mà AI mang lại trong việc tự động hóa quy trình, cải thiện phân tích dữ liệu và phát hiện gian lận, đồng thời xem xét các thách thức và khoảng trống trong nghiên cứu hiện tại về ứng dụng AI. Bài viết cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hình tương lai nghề nghiệp trong bối cảnh công nghệ AI ngày càng phát triển, từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các chuyên gia cũng như tổ chức trong ngành.
14 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí trong các trường đại học công lập địa phương / Lại Văn Đức // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 281 kỳ 1 tháng 02 .- Tr. 30 - 33 .- 657
Kế toán quản trị (KTQT) là một trong những nội dung quan trọng của kế toán; sử dụng kết hợp với các phương pháp kế toán chi phí hiện đại và nâng cao trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp trong trường đại học công lập địa phương, giúp cho việc đưa ra quyết định quản lý tài chính của nhà trường trong bối cảnh tự chủ đại học. Bài viết này nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện KTQTCP trong các trường đại học công lập đia phương. Trên cơ sở đó, đưa ra gợi ý chính sách cho quản trị trong các trường đại học này.
15 Trao đổi nội dung cơ bản của kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất / Chúc Anh Tú, Chúc Kim Vinh, Nguyễn Phi Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số kỳ 1 tháng 03 .- Tr. 31 - 34 .- 657
Kế toán môi trường không chỉ phục vụ mục tiêu hạch toán và báo cáo mà còn là công cụ quản trị quan trọng, giúp Doanh nghiệp cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm Bảo vệ môi trường, đồng thời hướng đến phát triển bền vững. Bài viết tạo nền tảng lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu và áp dụng Kế toán môi trường trong thực tiễn doanh nghiệp sản xuất. Trên phương diện Kế toán quản trị, chuyên đề đã làm rõ các nội dung về xây dựng định mức và dự toán Chi phí môi trường, xác định Chi phí môi trường và Thu nhập môi trường, cùng với báo cáo thông tin Kế toán quản trị môi trường để hỗ trợ ra quyết định và kiểm soát chi phí môi trường hiệu quả.
16 Thúc đẩy áp dụng IFRS trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Quang Hưng, Ngô Thị Thu Hương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số kỳ 1 tháng 03 .- Tr. 65 - 68 .- 657
Bài viết trình bày khái quát về chuẩn mực báo cáo tài chính, những lợi ích, những thuận lợi và khó khăn, thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số khuyến nghị có liên quan đến áp dụng IFRS trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam.
17 Tác động của chênh lệch giữa kế toán và thuế đến tính ổn định của lợi nhuận : nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam / Dương Thị Thuỷ Tiên, Nguyễn Văn Bảo, Phạm Khả Vy // .- 2025 .- Kỳ 1 - Số 285 - Tháng 04 .- Tr. 32 - 35 .- 657
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét ảnh hưởng của chênh lệch giữa kế toán và thuế đến tính ổn định của lợi nhuận (LN). Mẫu nghiên cứu gồm 200 công ty niêm yết ở Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả cho thấy mô hình tác động cố định (FEM) là phù hợp nhất. Phương trình FGLS được hồi quy, cho thấy tính ổn định của LN thay đổi giữa các nhóm công ty dựa trên các dấu (âm/dương) và độ lớn của chênh lệch. Các công ty có chênh lệch giữa kế toán và thuế lớn (cả âm và dương) đều có LN kém ổn định hơn so với các công ty có chênh lệch nhỏ và chênh lệch giữa kế toán và thuế có ảnh hưởng ngược chiều đến tính ổn định của lợi nhuận.
18 Chỉ số đo lường chất lượng kiểm toán dựa trên chất lượng báo cáo tài chính / Phan Hồng Hải // .- 2025 .- Kỳ 1 - Số 285 - Tháng 04 .- Tr. 51 - 53 .- 657
Chất lượng kiểm toán cao hơn cung cấp mức độ đảm bảo tốt hơn về chất lượng báo cáo tài chính (BCTC). Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều chỉ số để đo lường chất lượng kiểm toán nhưng không có sự đồng thuận về chỉ số nào là tốt nhất, và thiếu hướng dẫn có hệ thống về việc lựa chọn các chỉ số đo lường phù hợp. Nghiên cứu này nhằm thảo luận về bản chất của chất lượng kiểm toán và mối quan hệ của nó với chất lượng BCTC, đồng thời cung cấp hướng dẫn trong việc lựa chọn giữa các chỉ số đo lường chất lượng kiểm toán phù hợp. Qua đó, đề xuất nhiều nghiên cứu hơn về vai trò năng lực của kiểm toán viên và khách hàng kiểm toán trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán.
19 Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán theo chi phí dòng nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam / Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Quỳnh Hương // .- 2025 .- Kỳ 1 - Số 285 - Tháng 04 .- Tr. 69 - 72 .- 657
Bài viết đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán theo MFCA tại các DNSXXM Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp như: lập báo cáo chi tiết hàng tuần hoặc hàng ngày để cung cấp thông tin kịp thời; phân tích chi phí theo từng khoản mục, tập trung vào nguyên vật liệu, lao động và quản lý chất thải; thiết kế mẫu biểu báo cáo phù hợp với các yếu tố môi trường và tổn thất vật liệu; và đẩy mạnh phân tích chi phí trong MFCA, bao gồm cả chi phí phát thải và tổn thất. Việc hoàn thiện báo cáo kế toán theo MFCA giúp DNSXXM tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giảm tác động môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
20 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại / Ma Thị Hường // .- 2025 .- Kỳ 1 - Số 285 - Tháng 04 .- Tr. 88 - 92 .- 657
Kiểm soát nội bộ là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự ổn định tài chính, minh bạch và quản lý rủi ro trong các ngân hàng. Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại. Bài viết thảo luận cách thức áp dụng những thực tiễn này vào môi trường ngân hàng Việt Nam để nâng cao cơ chế kiểm soát, cải thiện tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có thể củng cố ngành ngân hàng bằng cách đầu tư vào công nghệ, xây dựng văn hóa tuân thủ và thúc đẩy giám sát nội bộ độc lập nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn tài chính.