CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kế Toán

  • Duyệt theo:
1041 Doanh nghiệp tinh gọn và hệ thống thông tin tinh gọn / Nguyễn Bích Ngọc // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 73-76 .- 657

Thuật ngữ Lean (tinh gọn) được sử dụng lần đầu tiên bời Womack, Jones và Roos để mô tả hệ thống sản xuất của Toyota. Tinh gọn ở đây không chỉ đơn giản là cắt giảm chi phí mà còn hơn thế nữa. Vào đầu thế kỷ 20, các nhà sản xuất xe hơi của Mỹ như Ford và General Motors đã phát triển hệ thống nhà sản xuất hàng loạt. Điều này cho phép các nhà sản xuất ô tô sản xuất hàng nghìn chiếc xe giống hệt nhau, sử dụng các bộ phận và linh kiện tiêu huấn hóa. Dây chuyền sản xuất chuyển động ra đời, nơi thùng xe di chuyển dọc theo băng chuyền và ở mỗi công đoạn, công nhân nhà máy thêm các thành phần vào cho đến khi thành phẩm ra khỏi dây chuyền sản xuất. Hiệu quả kinh tế theo quy mô, đồng nghĩa với việc ô tô trở nên hợp túi tiền hơn nhiều đối với các gia đình có thu nhập mức thu nhập trung bình. Năm 1950, Eiji Toyoda, một kỹ sư và là thành viên của gia đình thành lập Công ty Toyota, đến thăm nhà máy Ford Rouge ở Detroit. Ông đã nghiên cứu kỹ các kỹ thuật sản xuất đang được sử dụng tại Ford và khi trở về Nhật Bản, ông đã thảo luận với giám đốc sản xuất Taiichi Ohno. Hai người đi đến kết luận rằng, không thể sao chép trực tiếp các phương pháp sử dụng tại Ford cho Toyota. Trong những năm qua, họ đã thực hiện một số đổi mới trong phương pháp sản xuất và ngày nay chúng ta gọi là phương pháp sản xuất tinh gọn. Bài viết này nhằm mục đích, làm rõ những đặc điểm của phương pháp sản xuất tinh gọn so với phương pháp sản xuất truyền thống và những lưu ý khi áp dụng phương pháp luận tinh gọn vào hệ thống thông tin doanh nghiệp.

1042 Khoảng cách giữa quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ quỹ tín dụng nhân dân và thông lệ quốc tế / Nguyễn Minh Phương // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 31-36 .- 657

Khung khổ lý thuyết về kiểm soát nội bộ (KSNB) đã được COSO, IIA, BIS phát triển và nhiều tổ chức quốc tế ứng dụng ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có tổ chức tài chính. Các khung khổ lý thuyết bao gồm mô hình hệ thống KSNB với 5 cấu phần (COSO) hay mô hình ba tuyến, bốn tuyến bảo vệ nhằm thiết kế các tầng lớp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp một cách khoa học, hợp lý (IIA, BIS). Hướng đến xây dựng, hoàn thiện những quy định về hệ thống KSNB đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ngoài việc đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành thì một trong những giải pháp quan trọng là xem xét, lĩnh hội khung khổ lý thuyết mà thông lệ quốc tế đã xây dựng, áp dụng và được kiểm chứng.

1043 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ và tổ chức xây dựng quy chế kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp / Trần Minh Giang // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 77-82 .- 657

Tổ chức kiểm toán nội bộ (KTNB) trong các doanh nghiệp (DN) ngày càng được các đơn vị quan tâm. Tại Việt Nam, cơ quan Nhà nước đã bước đầu tạo ra hành lang pháp lý ràng buộc cho việc tổ chức KTNB tại các DN ở Việt Nam. Các DN Việt Nam ngày càng quan tâm đến KTNB do nhận thức rõ hơn về vai trò của KTNB, xem KTNB là tuyến “phòng thủ” hữu hiệu giúp bảo vệ tài sản, cũng như gia tăng già trị DN. Theo đó, vấn để tổ chức KTNB trong DN sao cho phù hợp, hiệu quả đang là vấn đề nhiều DN đặt ra. Trong bài viết này, tác giả sẽ đi sâu phân tích làm rõ về vấn đề tổ chức bộ máy KTNB và tổ chức xây dựng quy chế KTNB trong DN, với mong muốn giúp các DN có thể tham khảo thêm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện KTNB cho DN mình.

1044 Tính chính xác tương đối trong báo cáo tài chính doanh nghiệp / Nguyễn Thị Chinh Lam // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 83-86 .- 657

Theo Luật Kế toán năm 2015, báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Hệ thống kế toán của đơn vị nếu chia theo phạm vi cung cấp thông tin thì chia làm 2 loại: kế toán tài chính và kế toán quản trị, BCTC là kết quả của kế toán tài chính. Khác với yêu cầu thông tin khi cung cấp của loại hình kế toán quản trị là nhanh chóng và mức độ chính xác có thể tương đối với thông tin do kế toán tài chính cung cấp thì độ chinh xác yêu cầu rất cao, vì phạm vi ảnh hưởng do các thông tin này là khá rộng. Trên thực tế, có nhiều văn bản pháp luật quy định về mục đích, yêu cầu, hướng dẫn cách lập, trình bày thông tin trên BCTC nhằm đảm bảo phản ánh chính xác tình hình tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, liệu có phải tất cả các thông tin trên BCTC có chính xác tuyệt đối?.

1045 Tổng quan về kế toán môi trường trong doanh nghiệp / Nguyễn Thị Huyền Trang // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 7(2014) .- Tr. 77-79 .- 657

Bài viết phác thảo một số nghiên cứu về kế toán môi trường, công bố thông tin kế toán môi trường, mối quan hệ giữa kế toán môi trường với danh tiếng của doanh nghiệp, sự ảnh hưởng của kế toán môi trường đến khả năng sinh lợi, hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

1046 Ứng dụng phương pháp kế toán theo dòng vật liệu trong triển khai mô hình sản xuất sạch Nghiên cứui tình huống tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam / Phạm Vũ Hà Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 72-76 .- 657

Bài viết tập trung vào nghiên cứu ứng dụng cơ sở lý luận của phương pháp kế toán theo dòng vật liệu, một phương pháp hiện đại của kế toán quản trị chi phí môi trường vào quá trình triển khai mô hình sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy tại Việt Nam, nghiên cứu tình huống tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

1047 Khám phá chất lượng xét đoán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Vân // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 68-71 .- 657

Các kiểm toán viên (KTV) hình thành các xét đoán quan trọng và kết quả xét đoán của họ ảnh hưởng đến nhiều bên có liên quan. Tuy nhiên, các KTV này phải đối mặt với một thách thức quan trọng: họ cần phải đưa ra những xét đoán, dựa trên những thông tin không chắc chắn và khó đoàn trước. Bài viết này khám phá một ví dụ nhỏ về việc các KTV có khả năng đưa ra các xét đoán chưa chinh xác, và không phải tất cả các xét đoản đều được chứng minh đầy đủ bằng bằng chứng.

1048 Một số đặc điểm tạo nên sự khác biệt của kế toán quản trị chiến lược về kế toán quản trị truyền thống / Đỗ Thị Thu Thảo // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 61-63 .- 657

Xuất phát từ những thắc mắc kế toán quản trị chiến lược có phải là tiến bộ không hay chỉ là lớp vỏ mới của kế toán quản trị truyền thông, bài viết là sự tổng hợp, phân tích những đặc điểm vượt trội tạo nên sự ưu việt hơn của kế toán quản trị chiến lược về mặt thông tin hữu ích mà kế toán cung cấp trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh. Từ đó kế toán quản trị chiến lược sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhà điều hành về số lượng và đa dạng hơn về thông tin bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính cũng như sự tham gia của kế toán vào quy trình chiến lược của doanh nghiệp.

1049 Lợi ích và trở ngại khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các quốc gia / Nguyễn Thị Ngọc Điệp // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 56-60 .- 657

Hơn 140 quốc gia đại diện trên toàn cầu đã áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (1AS/IFRS), trong đó có nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Xu hướng và cách thức áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia cũng khác nhau. Có những quốc gia áp dụng toàn bộ cho các doanh nghiệp, có những quốc gia chi áp dụng cho những công ty đại chủng, có những quốc gia chỉ yêu cầu áp dụng, có những quốc gia đang trong quá trình lựa chọn. Lợi ích của việc áp dụng IAS/IFRS tại các quốc gia cũng rất nhiều, nhưng áp dụng hệ thống này thực sự cũng là một thách thức cho các quốc gia. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả hệ thống những lợi ích và thách thức khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các quốc gia.

1050 Kế toán tinh gọn - giải pháp về kế toán cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 / Bùi Thị Thanh Hiền // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 53-55 .- 657

Đại dịch toàn cầu Covid - 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, làm hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, chuỗi cung ứng cạn kiệt và nhu cầu bị suy giảm. Những rủi ro này có thể nhanh chóng dẫn đến rủi ro thanh khoản, áp lực đối với các giao ước, yêu cầu tái cấp vốn và gia tăng rủi ro, của bên thứ ba. Các doanh nghiệp phải thực hiện những thay đổi to lớn, để phản ứng lại với những thách thức trong tình hình này. Bài viết đề xuất mô hình kế toán tinh gọn, như là một giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong và sau đại dịch.