CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kế Toán

  • Duyệt theo:
1021 Giải pháp áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào Việt Nam / Nguyễn Đình Đỗ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 19-24 .- 657.95

Bài viết đề cập đến quá trình hình thành hệ thống khuôn khổ pháp lý của kế toán Việt Nam và sự cần thiết của việc hoàn thiện hệ thống để đưa ra các giải pháp áp dụng IFRS vào Việt Nam đáp ứng yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế

1022 Nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam / Trương Thị Thuỷ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 29-33 .- 657

Bài viết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xác định các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán, từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp

1023 Những vấn đề đặt ra khi áp dụng hóa đơn điện tử ở các quốc gia và Việt Nam / Nguyễn Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 75-78 .- 657

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước cho thấy, hóa đơn điện tử đã được áp dụng bắt buộc tại nhiều quốc gia và đang có xu hướng ngày càng mở rộng trên toàn cầu. Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đồng thời giúp cơ quan thuế, hải quan dễ dàng quản lý, truy xuất các số liệu thống kê báo cáo, phát hiện hành vi vi phạm gian lận về thuế, hải quan. Ngoài ra, hóa đơn điện tử giúp Chính phủ đánh giá được sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, các loại hình kinh tế, từ đó có các chính sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm các nước về hóa đơn điện tử, xem xét trường hợp của Việt Nam và đề xuất giải pháp áp dụng hóa đơn điện tử hiệu quả.

1024 Gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam / Đoàn Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Diệu Linh, Nguyễn Thị Huyền Trang // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 291 .- Tr. 34-44 .- 657

Bài viết này nghiên cứu thực trạng gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam và xác định các nhân tố chính tác động tới gian lận thương mại. Gian lận hóa đơn được thực hiện qua việc khai sai giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu nhằm chuyển vốn phi pháp giữa các nước. Nhóm tác giả sử dụng số liệu mảng về xuất nhập khẩu của Việt Nam theo mã HS2 từ năm 2000 - 2017 để đo lường gian lận hoá đơn, sau đó sử dụng phương pháp hồi quy để ước lược tác động của các nhân tố tới gian lận hoá đơn của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy khi lãi suất và tính ổn định chính trị ở quốc gia đối tác càng cao thì càng làm tăng gian lận khai thiếu hoá đơn xuất khẩu. Trong khi đó, thặng dư cán cân vãng lai và tỷ giá có tác động cùng chiều tới gian lận khai thừa hoá đơn nhập khẩu, nhưng các nhân tố về lạm phát, lãi suất và tính ổn định chính trị ở quốc gia đối tác của Việt Nam lại làm giảm gian lận thông qua khai báo hoá đơn nhập khẩu. Những kết quả nghiên cứu này có hàm ý chính sách quan trọng trong việc định vị và định hướng chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát và ngăn chặn kịp thời gian lận hóa đơn xuất nhập khẩu.

1025 Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết Việt Nam / Nguyễn Thị Ngọc Điệp // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 114-120 .- 657

Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dựa trên dữ liệu khảo sát quy mô mẫu 489 doanh nghiệp. Các phương pháp kiểm định gồm Cronbach's Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 7 nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết Việt Nam, trong đó 05 nhân tố tác động thuận chiều gồm thái độ nhà quản trị, hội nhập kinh tế, năng lực kế toán viên, quy mô doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và 02 nhân tố tác động ngược chiều gồm hệ thống pháp luật, chi phí.

1026 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng thiết yếu / Trần Thị Thanh Thanh, Trần Phạm Hương Giang // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 121-125 .- 657

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp (DN) kinh doanh mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng phân tích là BCTC báo cáo thường niên đã được kiểm toán năm 2018 của 24 DN ngành hàng tiêu dùng thiết yếu được niêm yết trên sàn HOSE. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian hoạt động, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) có sự tương quan thuận đến chất lượng thông tin BCTC của DN.

1027 Giảm thiểu rủi ro kiểm toán trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Thị Diệu Thúy // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 101-104 .- 657

Đại dịch Covid-19 bùng phát, đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặt ra cho nền kinh tế nói chung và cho các công ty kiểm toán nói riêng, nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Nghiên cứu tác động của đại dịch Covid-19 trong quá trình kiểm toán dưới nhiều góc độ khác nhau của mô hình kiểm toán, giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra được những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

1028 Áp dụng thủ tục phân tích trong xét đoán chuyên nghiệp của kiểm toán viên / Nguyễn Thị Khánh Vân // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 107-111 .- 657

Thủ tục phân tích được thực hiện trong hầu hết các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Tầm quan trọng của thủ tục phân tích được nêu rõ trong cả các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như nhiều nghiên cứu trước. Mục tiêu bài viết nhằm làm sáng tỏ quá trình phát triển thủ tục phân tích trong kiểm toán, sự cần thiết cũng như các kỹ thuật phân tích được vận dụng trong xét đoán chuyên nghiệp của kiểm toán viên.

1029 Phân tích chênh lệch biến phí dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ chức năng kiểm soát chi phí tại các bệnh viện công lập / Lê Thanh Dung // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 105-106, 111 .- 657

Việc kiểm soát chi phí được thực hiện cả trước, trong và sau khi thực hiện kế hoạch về chi phí dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) tại các bệnh viện công lập (BVCL). Phương pháp so sánh, đối chiếu, xác định và phân tích mức chênh lệch chi phí là một biện pháp hữu hiệu có thể dùng kiểm soát chi phí, từ đó có thông tin tư vấn cho nhà quản trị. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động, chi phí dịch vụ KCB bao gồm biến phí và định phí. Trong phạm vi bài viết, tác giả đi sâu phân tích chênh lệch biến phí dịch vụ KCB phục vụ chức năng kiểm soát chi phí tại các BVCL.

1030 Tìm hiểu một số điểm mới trong quy định về giao dịch liên kết đối với doanh nghiệp theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP / Trần Thị Mơ, Nguyễn Minh Thùy // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 112-113 .- 657

Ngày 05/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định 132/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Nghị định 132 đã kế thừa nhiều nội dung của Nghị định 20/2017/NĐ-CP ("Nghị định 20”) và Nghị định 68/2020/NĐ-CP (“Nghị định 68”) nhưng có thêm nhiều thay đổi phù hợp hơn theo xu thế phát triển về thuế quốc tế. Nghị định 20 và Nghị định 68 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 132 có hiệu lực thi hành.