CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
111 Khảo sát sự làm việc của đường hầm lắp ghép xét đến ảnh hưởng của liên kết nửa cứng / Cao Chu Quang, Vũ Ngọc Anh // .- 2024 .- Số 673 - Tháng 6 .- Tr. 224-226 .- 690

Trình bày phương pháp tính toán và kết quả khảo sát nội lực của kết cấu vỏ hầm dạng lắp ghép được thi công theo công nghệ Tunneling Boring Machine (TBM). Bài toán được giải theo mô hình tương tác đầy đủ giữa kết cấu và đất đá xung quanh, thừa nhận giả thiết Jassen trong việc mô tả liên kết giữa các miếng ghép cấu tạo nên vỏ hầm.

112 Đánh giá độ tin cậy trong ứng xử của dầm bê tông cốt thép chịu uốn / Ngô Quốc Thanh, Phạm Duy Quân, Đào Đình Nhân // .- 2024 .- Số 673 - Tháng 6 .- Tr. 227-232 .- 690

Đánh giá độ tin cậy bằng phương pháp Monte Carlo kết hợp phân tích phi tuyến cho ra độ tin cậy nhỏ nhất so với các phương pháp còn lại. Kết quả phân tích và xây dựng phân phối xác suất chuyển vị lớn nhất của dầm khảo sát thì hệ số biến động về chuyển vị khá bé, bằng 7,1%.

113 Phân tích dao động phi tuyến của dầm composite micro được gia cường bởi ống carbon nano với lớp áp điện trong môi trường nhiệt độ / Đồng Thị Thanh Hường // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 10-18 .- 690

Phân tích dao động phi tuyến của dầm micro FGCNTRC với các lớp áp điện trong môi trường nhiệt độ lần đầu tiên trong khuôn khổ của EBT và NSGT.

114 Nghiên cứu sự làm việc của cầu toàn khối có xét tới tương tác kết cấu nền bằng phương pháp phần tử hữu hạn / Nguyễn Mạnh Hà // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 19-23 .- 690

Trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết tính toán sự làm việc của móng và mố cầu toàn khối và kết quả nghiên cứu sự làm việc của cầu toàn khối có xét tới tương tác kết cấu nền bằng phần mềm phân tích phần tử hữu hạn theo Tiêu chuẩn TCVN 11823:2017. Từ kết quả đó đưa ra những nhận xét và đánh giá về khả năng áp dụng dạng mố phù hợp cho cầu toàn khối trong điều kiện Việt Nam.

115 Một số giải pháp thi công công trình ngầm qua vùng địa chất kém ổn định trong điều kiện trang thiết bị thi công hạn chế / Vũ Trọng Hiếu // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 24-27 .- 690

Phân tích hiện trạng của việc xây dựng các công trình ngầm hiện nay, trong đó đề cập tới những công trình có điều kiện thiết bị hạn chế và thi công qua khu vực địa chất khó khăn, kém ổn định, từ những nguyên tắc chung đề xuất những giải pháp thi công hợp lý đối với những công trình này.

116 Tối ưu hóa trong thực nghiệm bằng phương pháp đáp ứng bề mặt / Nguyễn Thị Thu Ngà // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 32-37 .- 690

Một số mô hình RSM được trình bày, có ưu nhược điểm nhất định, thích hợp với từng điều kiện và có tính tối ưu theo đúng nghĩa của chúng đồng thời cung cấp cái nhìn sâu sắc hiệu quả về cấu trúc cơ bản của các quy trình.

117 Nghiên cứu đánh giá vòng đời của bê tông nhựa ứng dụng cho công trình đường bộ / Thái Thị Kim Chi, Nguyễn Đức Trung, Thái Minh Quân // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 38-43 .- 690

Nghiên cứu đánh giá định lượng tác động môi trường của bê tông nhựa trong cả vòng đời là rất cần thiể nhằm đưa ra những cơ sở để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồng thời giảm thiểu tác động lên môi trường của vật liệu.

118 Tính kết cấu bê tông dạng sàn rỗng chịu tác dụng tải trọng sóng nén / Lê Hải Dương // .- 2024 .- Số 672 - Tháng 5 .- Tr. 113-115 .- 690

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng các giải pháp tính kết cấu dạng sàn rỗng vào việc tính kết cấu công trình trong đất chịu tác dụng tải trọng sóng nén. Qua đó đề xuất phương pháp tính theo dạng quy đổi về sàn phẳng tương đương có tin cậy, đảm bảo an toàn cho công trình, thuận tiện trong tính toán.

119 Một số đặc tính cơ học của bê tông xốp geopolymer cốt liệu nhỏ / Phạm Đức Thiện, Hoàng Thị Thu Thảo // .- 2024 .- Số 672 - Tháng 5 .- Tr. 116-120 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất tạo rỗng bột nhôm đến khối lượng thể tích, độ rỗng, cường độ chịu nén và mô đun đàn hồi của bê tông xốp geopolymer cốt liệu nhỏ (SAPGC). Đồng thời trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaOH và tỷ lệ dung dịch hoạt hóa/tro bay đến tính chất cơ học của bê tông SAPGC.

120 Nhận dạng suy giảm độ cứng tiết diện kết cấu bằng phương pháp giải liên tiếp các bài toán thuận / Nguyễn Xuân Bàng // .- 2024 .- Số 672 - Tháng 5 .- Tr. 129-131 .- 690

Trình bày phương pháp giải bài toán nhận dạng vị trí và hệ số suy giảm độ cứng tiết diện của kết cấu. Bài toán đặt ra được giải theo phương pháp giải liên tiếp các bài toán thuận dựa trên cơ sở cực tiểu hóa độ lệch quân phương - là tổng bình phương sai số giữa các giá trị tần số dao động riêng đo đạc và tần số dao động riêng tính toán - kết hợp với phương pháp phần tử hữu hạn. Từ kết quả tính toán bằng số, có thể khẳng định mô hình, thuật toán và chương trình tính là tin cậy, có thể sử dụng để nhận dạng vị trí và hệ số suy giảm độ cứng tiết diện của kết cấu.