CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
1841 Tác động của đại dịch Covid-19 đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân: Phân tích thực nghiệm tại BIDV Chi nhánh tỉnh Bình Thuận / Nguyễn Minh Sáng, Phạm Thị Như Ý // Ngân hàng .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 24-33 .- 332.1

Phân tích dữ liệu được thu thập từ khảo sát 237 jhachs hàng cá nhân. Kết quả nghiên cứu thông qua mô hình PLS-SEM với phần mềm SmartPLS xác định được 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân. Bao gồm: Đội ngũ nhân viên; Lợi ích tài chính; Thương hiệu ngân hàng; Sự thuận tiện và Chất lượng dịch vụ.

1842 Khuôn khổ pháp lý về Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần / Bùi Đức Giang // Ngân hàng .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 34-39 .- 658

Bài viết đưa lại góc nhìn tổng thể về hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần.

1843 Vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc nâng cao chất lượng quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Võ Thị Hoàng Nhi // Ngân hàng .- 2022 .- Số 24 .- Tr. 10-16 .- 657

Trình bày quản trị công ty. Kiểm toán nội bộ và vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc nâng cao chất lượng quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Những vấn đề cần lưu ý trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

1844 Giải pháp phát triển kinh tế chia sẻ ở Việt Nam / Phạm Thị Thanh Bình, Vũ Thị Quế Anh // Ngân hàng .- 2022 .- Số 24 .- Tr. 3-9 .- 330

Trình bày lợi ích của kinh tế chia sẻ. Thực trạng phát triển kinh tế chia sẻ ở Việt Nam. Giải pháp phát triển kinh tế chia sẻ ở Việt Nam.

1845 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân / Tất Duyên Thư, Phan Ngọc Bảo Anh, Nguyễn Thùy Dương // Ngân hàng .- 2022 .- Số 24 .- Tr. 17-21 .- 332.12

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả 6 nhân tố đều nhân tố đêu tác động đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân vay thế chấp với mức ý nghĩa thống kê cao.

1846 Khơi thông dòng vốn trái phiếu doanh nghiệp cho sự phát triển thị trường vốn Việt Nam / Đỗ Hoài Linh // Ngân hàng .- 2022 .- Số 24 .- Tr. 22-25 .- 332.1

Hiện trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Nhận diện nguyên nhân gây ra những bất ổn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Các giải pháp khơi thông dòng vốn trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

1847 Ảnh hưởng của công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Ngọc Diệp // Ngân hàng .- 2023 .- Số 24 .- Tr. 26-33 .- 332.1

Trình bày ảnh hưởng của công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị đến các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thị trường.

1848 Một số vấn đề pháp lý về nghĩa vụ cung cấp thông tin và bảo mật thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ / Nguyễn Thị Kim Thoa // Ngân hàng .- 2022 .- Số 24 .- Tr. 34-38 .- 368

Khái quát về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Cơ sở pháp lý của nghĩa vụ cung cấp thông tin và bảo mật thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo mật thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

1849 Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến nay – Thực trạng và giải pháp / Dương Ngân Hà, Lê Bích Ngân, Nguyễn Thị Phương Anh // Chứng khoán Việt Nam .- 2022 .- Số 290 .- Tr. 33-37 .- 658

Bài viết nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Chỉ ra một số khó khăn trong hoạt động thoái vốn từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình vốn tại các doanh nghiệp nhà nước.

1850 Nợ công và tăng trưởng kinh tế : vai trò của thể chế / Hồ Thủy Tiên // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 306 .- Tr. 2-11 .- 330

Nghiên cứu phân tích tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế và vai trò của chất lượng thể chế. Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2002 – 2020 của các quốc gia ASEAN-5, với ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) và kiểm định tính vững với ước lượng GMM hệ thống (SGMM), kết quả chỉ ra rằng, trong khi nợ công gia tăng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tác động này sẽ giảm khi chất lượng thể chế tăng. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng có một mức độ chất lượng thể chế mà trên đó độ co giãn của tăng trưởng kinh tế đối với nợ công trở nên ít tiêu cực hơn. Một số hàm ý chính sách quan trọng được đưa ra gồm chính phủ cần kiểm soát tốt tham nhũng và cải thiện chất lượng hoạch định chính sách sẽ loại bỏ một số đặc điểm kém hiệu quả của các chính phủ ở cấp địa phương và quốc gia và tạo điều kiện cho tác động tích cực của nợ đối với tăng trưởng.