CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
1701 Chính sách tài chính hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 35-39 .- 332.1

Đại dịch Covid-19 cùng những tác động bất lợi từ kinh tế thế giới như giá cả leo thang, lạm phát tiếp tục tăng cao, chuỗi cung ứng đứt gãy gây ra những bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong thời gian tới.

1702 Đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh tại Thanh Hóa / Lê Huy Chính // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 789 .- Tr.128-131 .- 658

Sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp với việc giải quyết thủ tục hành chính lại xuất hiện xu hướng tỷ lệ đánh giá ở mức đánh giá cao nhất giảm liên tiếp. Dựa trên những nguyên nhân được phân tích, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm hướng đến việc phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

1703 Tạo tiền đề thúc đẩy tự chủ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp / Nguyễn Đình Luận // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr. 139-140 .- 658

Đổi mới giáo dục trong đó có giáo dục nghề nghiệp theo hướng tự chủ là chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước. Công tác tự chủ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời gian qua tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thưc hiện. Bài viết phân tích thưc trạng tự chủ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay và đề xuất các giải pháp tạo tiền đề thúc đẩy công tác này trong thời gian tới.

1704 Xu hướng chuyển đổi số trong hoạt động tài chính, ngân hàng : cơ hội, thách thức và khuyến nghị với Việt Nam / Ngô Văn Đức // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 1+2(610+611) .- Tr.42-48 .- 332.04

Ba cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong lịch sử kinh tế thế giới trước đây nhưng không có cuộc cách mạng nào có quy mô ảnh hưởng lớn và mức độ phức tạp như cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Với các nền tảng công nghệ này, quá trình chuyển đổi số diễn ra tốc độ chóng mặt và có tác động sâu rộng đến toàn bộ các nền kinh tế - xã hội, các ngành và lĩnh vực; tuy nhiên, những tác động của chuyển dổi số trong hoạt động tài chính – ngân hàng trên thế giới, đồng thời chia sẻ tình hình chuyển đổi số trong hoạt động tài chính, ngân hàng trên thế giới, đồng thời chia sẻ tình hình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng Việt Nam cùng một số bài học kinh nghiệm.

1705 Xu hướng ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng : thực trạng và khuyến mại / Phan Đức Trung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 1+2(610+611) .- Tr.49-54 .- 332.04

Blockchain từng bước khẳng định vai trò ứng dụng trong ngành tài chính – ngân hàng ở các hướng đi tích cực như: tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), sàn giao dịch tài sản mã hóa, hệ thống thanh toán xuyên biên giới chi phí thấp, tính ổn định và bảo mật của hệ thống giao dịch chạy trên internet, … Bài viết chia sẻ về xu hướng ứng dụng Blockchain tại các ngân hàng trên thế giới, trình bày thực trạng ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp cho các ngân hàng Việt Nam.

1706 Phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam / Nguyễn Đặng Hải Yến, Lê Văn Sơn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 1+2(610+611) .- Tr.55-62 .- 332.04

Để có sự phát triển bền vững, Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, trong đó ngân hàng đóng vai trò quan trong chiến lược này với các chính sách tín dụng xanh. Bài viết trình bày các khái niệm, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại Việt Nam. Từ đó, phân tích các ưu và hạn chế trong quá trình thực hiện tín dụng xan, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Việt Nam trong thời gian tới.

1707 Biến đổi khí hậu và vai trò của ngân hàng trung ương / Lê Vân Chi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 1+2(610+611) .- Tr. 63-68 .- 332.04

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích vai trò của ngân hàng trung ương trong việc huy động các nguồn lực tài chính xanh và giám sát các rủi ro liên quan tới khí hậu. Nghiên cứu cũng đề xuất một số công cụ chính sách mà các ngân hàng trung ương có thể sử dụng để thúc đẩy tài chính xanh. Những công cụ chính sách này bao gồm : yêu cầu về công bố thông tin, các quy định an toàn vĩ mô xanh, kiểm tra sức chịu đụng liên quan đến khí hậu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc khác biệt xanh, định hướng thị trường. Thêm vào đó, vấn đề biến đổi khí hậu và những hành động thực hiện bởi ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1708 Đánh giá tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong 5 năm qua và gợi ý giải pháp trong thời gian tới / Lưu Phước Vẹn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 1+2(610+611) .- Tr. 69-73 .- 332.04

Tình hình hoạt động của Ngân hàng qua các chỉ tiêu: hệ số an toàn vốn (CAR), tỉ lệ nợ xấu (NPLR), chi phí hoạt động (OCR), tỉ lệ dư nợ cho vay huy động (LDR), tỷ lệ thanh khoản (LR), lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trên cơ sở kết quả tìm được, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các NHTM Việt Nam.

1709 Cách điện toán lượng tử thay đổi các dịch vụ tài chính / Nguyễn Anh Tuấn // .- 2023 .- Số 1+2(610+611) .- Tr.82-87 .- 332.04

Tính toán lượng tử mang tính khoa học viễn tưởng hơn là thực tế và sức mạnh tính toán không phải là yếu tố khác biệt chính cho mô hình kinh doanh. Điện toán lượng tử ngày càng tỏ ra là một nhân tố thay đổi trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc khó xử lý, đặc biệt trong lĩnh vực tối ưu hóa.

1710 Một số thủ thuật rửa tiền qua ngân hàng và biện pháp phòng, chống / Nguyễn Hữu Phúc // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Tr. 88-91 .- Số 1+2(610+611) .- 332.04

Một số thủ thuật rửa tiền qua ngân hàng: phương thức thanh toán trả tiền sau khi nhận hàng (open account); phương thức thanh toán ứng trước tiền (advance payment); phương thức nhờ thu chứng từ theo hình thức trả ngay (D/P) hay trả chậm (D/A); phương thức bằng thư tín dụng. Bên cạnh rửa tiên thông qua các giao dịch chuyển tiền thanh toán quốc tế, bọn tối phạm cũng thường sử dụng các tài khoản ngân hàng mở tại nhiều ngân hàng khác nhau trong nước để rửa tiền. Theo qui định của Luật, phòng chống rửa tiền cho phép các ngân hàng chia sẻ dữ và thông tin các giao dịch đáng ngờ trên một nền tảng thông tin chung do Ngân hàng Nhà nước xây dựng và quản lý.