CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2991 Nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng theo Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế / Nguyễn Thị Thu Thảo, Lê Trần Quốc Công // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 42-47 .- 340
Tập trung phân tích nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng qua các quy định của Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CISG và pháp luật Việt nam về những vấn đề và trách nhiệm pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng của người mua.
2992 Quyền buộc thực hiện hợp đồng theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - một số đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Hương, Ngô Nguyễn Thảo Vy // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 48-57 .- 340
Nghiên cứu chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo CISG và pháp luật Việt Nam nhằm đề xuất hướng giải quyết những “lỗ hổng pháp lý” của pháp luật quốc gia trong bối cảnh CISG có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017.
2993 Miễn trách nhiệm do người thứ ba theo khoản 2 Điều 79 Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: từ góc nhìn so sánh luật / Trần Thanh Tâm, Phạm Thanh Cao // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 58-66 .- 340
Chỉ ra cách khoản 2 Điều 79 Công ước về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) được vận dụng và giải thích trong thực tế, đồng thời đặt ra vấn đề: Liệu rằng điều khoản này có thật sự cần thiết trong giao thương quốc tế? Liệu rằng pháp luật Việt Nam có nên nội luật hóa điều khoản này trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên CISG?
2994 Điều khoản miễn trách nhiệm do hành vi giao hàng không phù hợp theo Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế / Trần Thị Thuận Giang // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 67-73 .- 340
Tìm ra cách hiểu thống nhất và phù hợp đối với trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi giao hàng không phù hợp khi Điều 79 Công ước không quy định một cách rõ ràng, và các học giả, thực tiễn giải quyết tranh chấp cũng không đưa ra câu trả lời thống nhất về vấn đề này.
2995 Bàn về khái niệm nguồn của Luật Hình sự / Nguyễn Anh Tuấn // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 74-80 .- 340
Đề xuất xây dựng khái niệm nguồn của luật hình sự Việt Nam theo hướng khẳng định: nguồn của luật hình sự là các hình thức bên ngoài của luật hình sự, đồng thời là căn cứ pháp lý trực tiếp cho việc xác định tội phạm, hình phạt và các vấn đề khác về trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
2996 Nhà nước kiến tạo phát triển - những thách thức thể chế / Đỗ Minh Khôi // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Tr. 3-9 .- Tr. 3-9 .- 340
Giới thiệu những nét cơ bản về mặt khái niệm, mục tiêu, phương tiện của nhà nước kiến tạo phát triển và đưa ra những gợi ý cho quá trình xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay.
2997 Bảo đảm quyền của người nước ngoài khi bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 8 (111) .- Tr. 10-16 .- 340
Phân tích về việc bảo đảm của người nước ngoài khi bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.
2998 Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá - một số bất cập và hướng hoàn thiện / Nguyễn Nhật Khanh // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 8 (111) .- Tr. 17-25 .- 340
Phân tích một số hạn chế của pháp luật, đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
2999 Quyền hưởng dụng - từ góc độ pháp luật dân sự pháp đến kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thúy, Lê Minh Khoa // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 8 (111) .- Tr. 26-33 .- 340
Đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát nhất trong việc đưa ra định nghĩa, tính chất, cách thức xác lập, căn cứ cũng như hệ quả chấm dứt quyền hưởng thụ theo các quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự Pháp và nội dung quan trọng nhất của quyền hưởng dụng - quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hưởng dụng.
3000 Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm - kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài / Nguyễn Tấn Hoàng Hải // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 8 (111) .- Tr. 34-40 .- 340
Tìm hiểu vấn đề này thông qua việc nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia và đề xuất các kinh nghiệm cho Việt Nam.