CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2971 Nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo quy định tại Điều 82 Công ước Luật Biển 1982 và một số vấn đề đặt ra / Phạm Hồng Hạnh // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 12 (356) .- Tr. 77-84 .- 340
Làm sáng tỏ những nghĩa vụ của quốc gia ven biển cũng như phân tích những nội dung chưa được quy định rõ ràng trong điều khoản này, từ đó đưa ra một số lưu ý đối với Việt Nam khi khai thác tài nguyên phi sinh vật tại phần thềm lục địa mở rộng.
2972 Tác động của Hiệp thương tới các cuộc bầu cử ở Việt Nam / Mai Thị Minh Ngọc // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 11 (355) .- Tr. 12-18 .- 340
Phân tích bản chất, mục đích, ý nghĩa của hiệp thương và những tác động của hiệp thương đến bầu cử ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
2973 Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị hủy và có tồn tại giao dịch thay thế theo Công ước Vienna 1980 / Trần Việt Dũng, Phạm Thị Hiền // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 3-10 .- 340
Phân tích những khía cạnh pháp lý và thực tiễn trong việc vận dụng Điều 75 CISG, bao gồm so sánh mối quan hệ của Điều 74 CISG và 75 CISG và các điều kiện áp dụng Điều 74 CISG đối với (i) sự tồn tại việc hủy hợp đồng; (ii) sự tồn tại giao dịch thay thế với cách thức thực hiện hợp lý và trong khoảng thời gian hợp lý.
2974 Phạt vi phạm và CISG / Nguyễn Minh Hằng, Lê Như Ý // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 11-18 .- 340
Đề xuất cách áp dụng và diễn giải các điều khoản này trong bối cảnh CISG được áp dụng cho hợp đồng tại Việt Nam.
2975 Nguyên tắc Favor contractus trong việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng theo Công ước Vienna năm 1980 / Lê Tấn Phát // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 19-25 .- 340
Tác giả tập trung phân tích: nội hàm của nguyên tắc Favor contractus trong CISG nói riêng và luật thương mại quốc tế nói chung, mối quan hệ giữa nguyên tắc Favor contractus với các nguyên tắc nền tảng khác điều chỉnh giao dịch thương mại quốc tế như freedom of contract, pacta sunt servanda... từ đó phân tích biểu hiện của nguyên tắc này trong các quy định của CISG và sự vận dụng trên thực tiễn.
2976 Nghiên cứu so sánh pháp luật hợp đồng Việt Nam Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn / Nguyễn Trung Nam, Lê Trần Đức Huy, Nguyễn Hiếu Bình, Ngụy Thị Bích, Nguyễn Trịnh Thủy Tiên // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 26-33 .- 340
So sánh cách tiếp cận về vấn đề vi phạm hợp đồng trước hạn của Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại quốc tế (“PICC”) phiên bản 2010 và pháp luật Việt Nam.
2977 Xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ kiểm tra và thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa theo Công ước Vienna năm 1980 / Ngô Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hoàng Thái Hy // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 7 (110) .- Tr. 34-41 .- 340
Phân tích quan điểm của các học giả và thực tiễn giải quyết tranh chấp nhằm đưa ra cách hiểu chung và áp dụng thống nhất thời hạn kiểm tra và thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa, đảm bảo các bên giao kết hợp đồng nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó tránh được rủi ro pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2978 Nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng theo Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế / Nguyễn Thị Thu Thảo, Lê Trần Quốc Công // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 42-47 .- 340
Tập trung phân tích nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng qua các quy định của Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CISG và pháp luật Việt nam về những vấn đề và trách nhiệm pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng của người mua.
2979 Quyền buộc thực hiện hợp đồng theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - một số đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Hương, Ngô Nguyễn Thảo Vy // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 48-57 .- 340
Nghiên cứu chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo CISG và pháp luật Việt Nam nhằm đề xuất hướng giải quyết những “lỗ hổng pháp lý” của pháp luật quốc gia trong bối cảnh CISG có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017.
2980 Miễn trách nhiệm do người thứ ba theo khoản 2 Điều 79 Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: từ góc nhìn so sánh luật / Trần Thanh Tâm, Phạm Thanh Cao // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 58-66 .- 340
Chỉ ra cách khoản 2 Điều 79 Công ước về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) được vận dụng và giải thích trong thực tế, đồng thời đặt ra vấn đề: Liệu rằng điều khoản này có thật sự cần thiết trong giao thương quốc tế? Liệu rằng pháp luật Việt Nam có nên nội luật hóa điều khoản này trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên CISG?