CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2801 Xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự tại một số quốc gia và kinh nghiệm đối với Việt Nam / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 33-42 .- 340

Trình bày 3 nội dung chính: nhận thức chung về xã hội hóa hoat động thi hành án hình sự; xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự tại một số nước trên thế giới; bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi thực hiện xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự.

2802 Bàn về quy định người tiêu dùng là tổ chức theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam / Lê Thị Hồng Vân // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 43-50 .- 340

Phân tích và bình luận quy định “người tiêu dùng là tổ chức” theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam hiên nay trên cơ sở so sánh với Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp luật nước ngoài và thực tiễn áp dụng, qua đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định trên.

2803 Bàn về các nguyên tắc pháp luật chung trong luật quốc tế / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 51-61 .- 340

Trình bày 3 nội dung sau: 1. Khái niệm và đặc điểm của các :nguyên tắc pháp luật chung”; 2. Vai trò của nguyên tắc pháp luật chung trong pháp luật quốc tế và 3. Kết luận.

2804 Nguyên tắc độc lập của thư tín dụng: một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng / Nguyễn Thị Bích Ngọc // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 62-70 .- 340

Trình bày 3 nội dung chính: 1. Nguyên tắc độc lập của thư tín dụng - nguyên tắc cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ; 2. Ngoại lệ của nguyên tắc độc lập và 3. Thực tiễn thanh toán tín dụng tại Việt Nam.

2805 Giá trị pháp lý của UCP và tính độc lập của L/C / Đỗ Văn Đại // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 71-80 .- 340

Làm rõ giá trị của UCP tại VIệt Nam cũng như tính độc lập của L/C so với hợp đồng mua bán được thể hiện trong án lệ số 13/2017.

2806 Thủ tục nói tại một số thiết chế tài phán quốc tế / Đinh Phạm Văn Minh // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 42-55 .- 340

Phân tích thủ tục nói tại 3 thiết chế tài phán quốc tế có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia gồm: Tòa án công lí quốc tế, Tòa án luật biển quốc tế và Tòa trọng tài thường trực quốc tế, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.

2807 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 56-68 .- 340

Phân tích những quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về cách xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam.

2808 Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng biện pháp tài phán trong các hiệp định thương mại tự do của EU / Nguyễn Thị Anh Thơ, Trần Phương Anh // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 69-79 .- 340

Phân tích, làm rõ một số vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo quy định của pháp luật EU và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng các biện pháp tài phán trong các hiệp định thương mại tự do của EU.

2809 Pháp luật Việt Nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp - bình luận và kiến nghị / Vũ Thị Hải Yến // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 80-91 .- 340

Phân tích, làm rõ khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khái niệm và các loại chỉ dẫn thương mại, trên cơ sở đó nhận diện các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đế chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn.

2810 Tặng cho tài sản trong Bộ luật dân sự Pháp / Lê Thị Giang // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 92-104 .- 340

Phân tích, bình luận các quy định về tặng cho tài sản trong Bộ luật dân sự Pháp và rút ra các giá trị tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng tặng cho tài sản.