CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
261 Hoàn thiện pháp luật về tội gây ô nhiễm môi trường / Hồ Thanh Giang // .- 2023 .- Số (17+18) - Tháng 9 .- .- 340
Phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội gây ô nhiễm môi trường; qua đó, kiến nghị một số vấn đề nhằm hoàn thiện các quy định này.
262 Xác định các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng / Phan Trung Hiền, Đinh Thị Mỹ Linh // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 40-42 .- 340
Phân tích, đánh giá các quy định và việc áp dụng quy định về các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận và tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác. Chỉ ra một số hạn chế và đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật trong việc xác định các trường hợp thu hồi đất.
263 Một số vướng mắc trong thực hiện cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển không gian ở Việt Nam / Lưu Lê Hường, Phạm Thị Minh Thủy, Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Anh Tuấn // .- 2023 .- Kỳ III .- Tr. 76-78 .- 340
Làm rõ thế nào là cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển không gian và những vướng mắc khi áp dụng ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
264 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới trong giáo dục nhân quyền toàn cầu / Chu Hồng Thanh // .- 2023 .- Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 4- 11 .- 340
Tuyên ngôn toàn thế giới về Giáo dục và đào tạo nhân quyền ngày 09/12/2011 là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, khẳng định mạnh mẽ quyền của mọi cá nhân được hưởng giáo dục nhân quyền, xác định rõ các nhà nước có nghĩa vụ pháp lý bảo đảm và thúc đẩy quyền này của người dân. Tuyên ngôn xác định: Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải tranh thủ và sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông mới. Hơn 20 năm đầu của thế kỷ XXI, thông tin và công nghệ mới phát triển mạnh mẽ với những thành tựu đáng ngạc nhiên. Sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông mới không những không cản trở mà còn tiếp thêm sức mạnh, là công cụ hữu hiệu cho giảng dạy và thúc đẩy giáo dục nhân quyền toàn cầu. Bài viết phân tích nội dung và các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới để thúc đẩy giáo dục nhân quyền toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
265 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và đời sống / Hoàng Quốc Lâm // .- 2023 .- Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 12- 18 .- 340
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng dụng công nghệ số, internet trong sản xuất và đời sống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là kênh cung cấp thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, đến với cộng đồng, mà qua các kênh truyền thông, cộng đồng có thêm nhiều thông tin về công nghệ số, nhận thức rõ hơn về những tác động và thách thức đối với cuộc cách mạng 4.0. Từ đó định hướng dư luận, tập hợp ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân... phục vụ việc xây dựng các cơ chế, chính sách, các nghiên cứu giải pháp thích ứng để thực hiện thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Bài viết đi sâu phân tích những thách thức đối với truyền thông về ứng dụng công nghệ số, internet ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này.
266 Quy định pháp luật về hợp đồng theo mẫu và một số kiến nghị hoàn thiện / Trần Linh Huân, Nguyễn Phước Thạnh // .- 2023 .- Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 18- 22 .- 340
Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung khái quát các vấn đề lý luận về hợp đồng theo mẫu, phân tích một số vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về loại hợp đồng này, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
267 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người tiêu dùng trong các giao dịch sử dụng hợp đồng mẫu / Dương Quỳnh Hoa, Phạm Thị Hương Lan // .- 2023 .- Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 23- 29 .- 340
Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Bài viết phân tích một số nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có sử dụng hợp đồng mẫu, đánh giá thực tiễn thực hiện; đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở lĩnh vực này.
268 Hoàn thiện quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở trong dự thảo luật nhà ở (sửa đổi) / Nguyễn Thị Thơ // .- 2023 .- Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 30- 35 .- 340
Bài viết phân tích thực trạng, một số tồn tại, bất cập trong việc thực hiện quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở và đưa ra những kiến nghị giúp cơ chế pháp lý rõ ràng và minh bạch để làm căn cứ xử lý tài sản trong trường hợp thế chấp, phát mại hoặc kế biên thi hành án, tạo thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch về nhà ở, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh.
269 Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội thông qua thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự / Tăng Văn Hoàng, Nguyễn Anh Hoàng // .- 2023 .- Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 36- 38 .- 340
Bài viết khái quát về quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và phân tích một số điểm mới của Bộ luật Tổ tụng hình sự Việt Nam hiện hành so với các Bộ luật Tố tụng hình sự trước đây. Qua đó chỉ ra một số hạn chế của các quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thực hiện quyền bào chữa và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định này.
270 Về nguyên tắc tòa án xét xử công khai và quyền tham dự phiên tòa của người dân / Thiều Hữu Minh // .- 2023 .- Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 39- 41 .- 340
Nguyên tắc tòa án xét xử công khai là nguyên tắc chung được quy định trong các đạo luật tố tụng hiện hành và trong Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014. Mọi người dân có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp phiên tòa xét xử kín. Trong bài viết này, tác giả phân tích về ý nghĩa, vai trò của nguyên tắc tòa án xét xử công khai và thực tiễn bảo đảm quyền tham dự phiên tòa và giám sát hoạt động xét xử của người dẫn, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này.