CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1731 Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo quan điểm của Đại hội đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng / Hoàng Minh Hội // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 08 (432 .- Tr. 3 - 9 .- 340

Kiểm soát quyền lực nhà nước là chủ đề được đề cập nhiều lần trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Bài viết trình bày, phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

1732 Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tại Việt Nam / Phạm Công Tùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 08 (432) .- Tr. 10 - 15 .- 340

Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia là xu thế chung của thế giới, là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích vai trò, các yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam.

1733 Hoàn thiện quy định của Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm / Nguyễn Thị Nguyệt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 08 (432) .- Tr. 22 - 27 .- 340

Chỉ dẫn địa lý đồng âm là đối tượng được quan tâm trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Hiện nay, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam không nhắc đến nhưng cũng không phủ nhận việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm. Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của chỉ dẫn địa lý đồng âm nên pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về đối tượng này. Bài viết tập trung phân tích khái niệm chỉ dẫn địa lý đồng âm, sự cần thiết đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ về vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm.

1734 Thực trạng chính sách, pháp luật và một số giải pháp thúc đẩy lồng ghép nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch ở Việt Nam / Nguyễn Trung Thắng, Lưu Lê Hường, Nguyễn Sỹ Linh, Nguyễn Thị Thu Hà, Đào Cảnh Tùng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 9(359) .- Tr. 18-21 .- 343

Rà soát các chính sách, quy định pháp luật về lồng ghép biến đổi khí hậu, thực trạng lồng ghép biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, kết quả đạt được và những tồn tại, khó khăn khi triển khai lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc lồng ghép nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phù hợp với điều kiện nước ta.

1735 Chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp dưới góc độ so sánh / /Huỳnh Thiên Tứ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 08 (432) .- Tr. 35 - 42 .- 340

Luật Doanh nghiệp năm 2020 sửa đổi quy định về đối tượng ký kết hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp, đồng thời bổ sung quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng giữa các bên theo quy định của Bộ luật Dân sự. Quy định mới không chỉ thay đổi về cách nhìn nhận đối với tư cách chủ thể giao kết mà còn tạo cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng hơn cho các bên liên quan đến hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá lý thuyết về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp và so sánh với hướng tiếp cận của pháp luật Trung Quốc, tác giả phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp, và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

1736 Nhận diện tiền mã hóa, pháp luật Việt Nam về tiền mã hóa / Lê Hồng Thái // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 08 (432) .- Tr. 43 - 50 .- 340

Hiện nay, vấn đề tiền mã hóa đang được nhiều người quan tâm với nhiều tên gọi khác nhau (tiền ảo, tài sản mã hóa …). Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế cũng như một số nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả trình bày làm rõ bản chất của tiền mã hóa, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về tiền mã hóa và đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện các quy định này.

1737 Sự tham gia của người dân ở Đức và Việt Nam trong hoạt động quy hoạch / Roland Fritz, Vũ Hoài Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 08 (432) .- Tr. 51 - 59 .- 340

Tác giả giới thiệu về tầm quan trọng và vị trí của hoạt động tham vấn cộng đồng và sự tham gia của người dân trong hoạt động quy hoạch ngày nay tại Đức, đồng thời hướng cái nhìn tới tình hình về hoạt động này ở Việt Nam.

1738 Những điểm mới về thủ tục thi hành án phạt tù trong luật thi hành án hình sự năm 2019 và một số kiến nghị / Trần Thị Liên // Luật học .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 45 - 58 .- 340

Bài viết phân tích, bình luận một số điểm mới của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 gồm: thủ tục thi hành án phạt tù, hoãn, giảm, tạm đình chỉ, miễn chấp hành hình phạt tù đối với một số đối tượng đặc biệt như người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người bị bệnh nặng…đồng thời phân tích quy định mới của Luật về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những điểm còn bất cập và đề xuất kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về các vấn đề này.

1739 Quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội / Đinh Thị Mai // Luật học .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 59 - 68 .- 340

Bài viết phân tích các vấn đề về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội; đưa ra nhận xét, đánh giá quy định của Luật Thi hành án hình sự về nguyên tắc, chủ thể, thẩm quyền, thủ tục và hậu quả pháp lí đối với thi hành án đối với pháp nhân thương mại phạm tội, trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp mang tính nguyên tắc, tiếp cận ở tầm chính sách.

1740 Quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2019 về tái hòa nhập cộng đồng và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện / Cao Thị Oanh // Luật học .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 69 - 80 .- 340

Trên cơ sở làm rõ khái niệm và ý nghĩa của tái hòa nhập cộng đồng, bài viết phân tích quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về vấn đề này và nêu các đề xuất tăng cường hiệu quả của tái hòa nhập cộng đồng gồm: tăng số lần và thời gian phạm nhân được gặp thân nhân, không sử dụng biện pháp giảm số lần thăm gặp đối với phạm nhân vi phạm kỉ luật…; quy định trách nhiệm của trại giamtrong việc dạy cho phạm nhân những nghề phổ thông, quy định rõ trong luật khoản kinh phí tối thiểu mà người chấp hành xong hình phạt tù được nhận trên cơ sở tính đến chi phí tàu xe và chi phí ăn ở trong thời gian nhất định.