CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
27551 Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp / Lê Thị Thúy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 508 tháng 12 .- Tr. 60-61,57 .- 657.9

Thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp; Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp.

27552 Cơ chế tài chính để doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững / Đỗ Tất Cường, Ngô Thị Ngọc Anh // .- 2017 .- Số 508 tháng 12 .- Tr. 64-66 .- 332.1

Các cơ chế tài chính hiện hành hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững; Những vấn đề đặt ra đối với các cơ chế tài chính hiện hành hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững; Một số hàm ý chính sách.

27553 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp du lịch / Vũ Thế Bình // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 1 tháng 01 .- Tr. 38-39 .- 910.597

Trình bày các hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp du lịch và đề xuất một số giải pháp.

27554 Du lịch thông minh xu hướng truyền thông 3.0 / Lê Quốc Vinh // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 1 tháng 01 .- Tr. 40-41,80 .- 910

Truyền thông 3.0 là một khái niệm còn mới mẻ tại Việt Nam và trên thế giới. Việc tiếp cận được những khái niệm, xu hướng mới sẽ là đòn bẩy cho doanh nghiệp nói chung, DN du lịch nói riêng đón đầu các thay đổi, thúc đẩy tăng trưởng và tạo sự bứt phá. Việc sử dụng công nghệ, giải pháp marketing mới tạo ra sức hút mạnh mẽ dù chi phí đầu tư nhỏ so với hiệu quả thu được. Đồng hành với du lịch thông minh chính là xu hướng sử dụng công nghệ trong marketing của DN du lịch.

27556 Tác động của marketing mối quan hệ tới sự hợp tác trong sản xuất kinh doanh: Nghiên cứu thực tế từ các nhà thầu xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh / Phạm Đức Chính, Nguyễn Hạnh Nguyên Minh // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 33-42 .- 658

Nghiên cứu này nhằm kiểm định tầm quan trọng của Marketing mối quan hệ từ hai yếu tố: sự tin tưởng và sự cam kết trong hợp tác kinh doanh. Mô hình trong nghiên cứu này được kế thừa từ mô hình nghiên cứu của Morgan & Hunt (1994). Hệ số hồi qui của giá trị cam kết mối quan hệ (0,34) và sự tin tưởng (0,41) trong việc cải thiện quan hệ, cam kết kinh doanh giữa các nhà thầu xây dựng. Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn các thành phần tác động tới sự tin tưởng và cam kết mối quan hệ là lợi ích vượt trội về dịch vụ, duy trì tiêu chuẩn cao, giảm hành vi cơ hội. Cải thiện Marketing mối quan hệ, giá trị của sự hợp tác, sự tin tưởng và cam kết mối quan hệ giữa các nhà thầu xây dựng và nhà thầu phụ có tầm quan trọng đặc biệt trong kinh doanh, đặc biệt là ngành xây dựng.

27557 Nghiên cứu xuất khẩu dệt may của Việt Nam: So sánh với Trung Quốc và Ấn Độ / Phạm Thùy Linh, Nguyễn Khánh Doanh // .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 43-51 .- 382.7

Bài viết này so sánh xuất khẩu dệt may của Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn 2000-2015. Các kết quả chính của nghiên cứu được rút ra như sau: Thứ nhất, xét về sản phẩm dệt, so với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam có chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện thấp nhất và số lượng sản phẩm có lợi thế so sánh ít nhất. Xét về sản phẩm may, Việt Nam sở hữu nhiều sản phẩm có lợi thế so sánh cao hơn so với hai quốc gia đối thủ. Thứ hai, Việt Nam đang thiên về xuất khẩu sang 3 thị trường là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. So với Việt Nam, chính sách thị trường của Trung Quốc đa dạng hơn. Ấn Độ có xu hướng thiên về xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) và không thiên về xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thứ ba, mức độ tương đồng xuất khẩu về sản phẩm dệt và sản phẩm may giữa Việt Nam và các quốc gia đối thủ không lớn.

27558 Phân tích ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến mục tiêu kiểm soát ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Tuấn, Đường Nguyễn Hưng // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 252-62 .- 657.458

Phân tích ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ (KSNB) đến mục tiêu kiểm soát các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cụ thể, phân tích tác động của 5 thành phần kiểm soát nội bộ đến 3 mục tiêu kiểm soát gồm: mục tiêu hữu hiệu, mục tiêu tin cậy, mục tiêu tuân thủ. Đồng thời, xem xét vai trò của môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến các thành phần còn lại của kiểm soát nội bộ. Số liệu nghiên cứu thu thập từ dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi điều tra. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phương pháp mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ tích cực giữa 5 thành phần của kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO và Basel với các mục tiêu kiểm soát tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả cũng cho thấy vai trò của môi trường kiểm soát có ảnh hưởng đến các thành phần khác trong kiểm soát nội bộ.

27559 Kiểm định mô hình đo lường khái niệm lòng yêu nước của người tiêu dùng tại các nước đang phát triển : nghiên cứu trường hợp Việt Nam / Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng, Đỗ Thị Cúc // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 63-72 .- 658.4

Nghiên cứu này kiểm định mô hình đo lường khái niệm lòng yêu nước của người tiêu dùng tại một nước đang phát triển là Việt Nam, tìm hiểu mối liên hệ giữa lòng yêu nước của người tiêu dùng với tính vị chủng và với đầu óc cởi mở của họ. Phương pháp CFA được dùng để kiểm tra chất lượng đo lường các khái niệm, sau đó SEM để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy mô hình đo lường khái niệm lòng yêu nước của người tiêu dùng phù hợp với dữ liệu. Lòng yêu nước của người tiêu dùng bị chi phối tăng bởi lòng yêu nước thuần túy của họ, sau đó đến lượt lòng yêu nước làm gia tăng tính vị chủng của người tiêu dùng Việt Nam. Đầu óc cởi mở cũng được xác nhận quan hệ nghịch chiều với tính vị chủng tiêu dùng.

27560 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi về thu nhập của người dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La / Bùi Thị Minh Hằng // .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 73-80 .- 658

Phân tích sự thay đổi về thu nhập và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thu nhập của người dân sau tái định cư thuộc dự án thủy điện Sơn La. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy và phương pháp phân tích thành phần với mẫu nghiên cứu gồm 67 hộ dân tại điểm tái định cư xã Mường Lựm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ dân gặp khó khăn trong việc phục hồi thu nhập trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, có sự khác biệt lớn giữa các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân tại hai thời điểm này. Để giúp các hộ dân có thể phục hồi và cải thiện thu nhập trong dài hạn, ngoài các khoản đền bù và trợ cấp để duy trì cuộc sống trong giai đoạn đầu sau tái định cư, các dự án thủy điện cần quan tâm tới việc đảm bảo các điều kiện và nguồn lực sản xuất để các hộ dân có thể thích nghi và phản ứng tốt nhất trước những cơ hội mới trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình tái định cư.