Lợi ích từ áp dụng chứng chỉ rừng bền vững FSC: Trường hợp nghiên cứu ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Trần Đoàn Thanh Thanh, Nguyễn Đức Kiên, Trần Văn HòaTóm tắt:
Phát triển trồng rừng sản xuất theo hướng có chứng chỉ bền vững FSC là một xu thế tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp và bền vững. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, về mặt kinh tế rừng trồng có chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rừng trồng không có chứng chỉ FSC. Về mặt xã hội và môi trường, thực hiện 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí của FSC giúp nhóm hộ đóng góp tích cực cho xã hội và quản lý rừng bền vững. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra những khó khăn chính cản trở mở rộng áp dụng FSC như 1) năng lực sản xuất của hộ thấp; 2) chu kỳ trồng rừng dài; 3) khó khăn về giống cây trồng đạt chuẩn; 4) liên kết yếu giữa doanh nghiệp và người sản xuất; 5) khung pháp lý chưa hoàn thiện cho phát triển và quản lý rừng có chứng chỉ.
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển nền kinh tế xanh
- Lối sống xanh : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
- Động lực thúc đẩy và nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam