Nghiên cứu sự đa dạng và phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm An Giang
Tác giả: Phùng Thị Hằng, Phan Thành Đạt, Huỳnh Thanh ThiênTóm tắt:
Nghiên cứu đa dạng và sự phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại núi Cấm - An Giang đã sử dụng phương pháp điều tra thực địa trên tuyến với mục tiêu khảo sát, xác định sự đa dạng và phân bố cây thuốc mọc hoang để tìm kiếm nguồn dược liệu mới và tạo cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý, bảo tồn. Kết quả thu được 120 loài, thuộc 107 chi, 54 họ của 2 ngành thực vật là dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành ngọc lan (Magnoliophyta). Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất với 117 loài, 104 chi, 51 họ. Hệ thực vật trong phạm vi nghiên cứu có 4 nhóm dạng sống trong đó nhóm cây dạng thân thảo có số loài nhiều nhất với 44 loài và thấp nhất là nhóm cây thân gỗ với 21 loài. Rễ là bộ phận được sử dụng làm thuốc với tỉ lệ cao nhất. Thấp khớp, nhức mỏi, ho, sốt, tiêu chảy là các nhóm bệnh sử dụng cây thuốc ở đây điều trị hiệu quả nhất. Sáu loài thực vật được phát hiện có trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) được xếp vào mức độ sẽ nguy cấp (EN). Các cây làm thuốc mọc hoang ở Núi Cấm tập trung ở độ cao 400-500m tại các sinh cảnh rừng rậm, lối mòn có ít người đi lại.
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Tác dụng chống đông của viên nang cứng Mantra 3protect Vascular Active trên thực nghiệm
- Khảo sát thành phần hóa học và tác dụng kháng vi sinh vật In Vitro của tinh dầu toàn cây loài liên tiền thảo (Glechoma Hederacea l.)
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất và đánh giá độc tính cấp của cao lỏng Sâm bại độc trên thực nghiệm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang cứng HA11 lên chức năng gan, thận chuột cống thực nghiệm