Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
Tác giả: Tào Thị Quyên, Lương Tuấn NghĩaTóm tắt:
Việt Nam hiện có hơn 18.783 website/ ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, 785 sàn giao dịch thương mại điện tử, 106 vvebsite/ ứng dụng thương mại điện tử khuyến mại trực tuyến, 23 website/ ứng dụng thương mại điện tử đấu giá trực tuyến đã được xác nhận thông báo, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử. Năm 2018, doanh thu bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam đạt 6,2 tỷ USD (chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước). Với tốc độ phát triển nhanh chóng của tiến trình hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam đã và đang có sự tăng trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng tạo ra những áp lực to lớn đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Bài viết phân tích thực trạng, những ưu điểm và hạn chế của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Thương mại điện tử và tác động của thương mại điện tử tới môi trường Việt Nam
- Lợi ích và rủi ro khi tham gia thương mại điện tử : nghiên cứu tệp người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam
- Một số phương pháp xây dựng và đánh giá hệ thống khuyến nghị trong thương mại điện tử
- Ảnh hưởng của thương mại điện tử đến kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
- Thách thức trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam