Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương
Tác giả: Vũ Huy GiangTóm tắt:
Toàn cầu hóa là kết quả tất yếu của quá trình tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế. Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP sẽ mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5 phần trăm GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. Ngoài ra, với tiêu chuẩn cao và đặt ra những quy định cho các vấn đề phi truyền thống như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, hiệp định này sẽ giảm thuế quan trong khu vực vốn chiếm tổng số là 10 nghìn tỉ USD trong nền kinh tế toàn cầu. Ngay cả khi không có Mỹ, thỏa thuận sẽ mở rộng thị trường rộng lớn, đưa CPTPP trở thành 1 trong 3 hiệp định thương mại lớn nhất thế giới. Bài viết đã làm rõ một số khía cạnh về thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay trong tiến trình hội nhập CPTPP.
- Vận dụng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vào địa phương cấp tỉnh
- Khám phá năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh
- Nâng cao năng lực quản trị trong các hợp tác xã tại tỉnh An Giang
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam qua hoạt động đổi mới sáng tạo
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút FDI tại các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng