CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Năng lực cạnh tranh

  • Duyệt theo:
1 Vận dụng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vào địa phương cấp tỉnh / Phạm Thị Ngọc Sương // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 132-134 .- 658

Bài viết nghiên cứu mô hình phân tích năng lực cạnh tranh vào địa phương cấp tỉnh. Với phương pháp định tính, nghiên cứu cho thấy, tính phù hợp trong việc ứng dụng các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại địa phương cấp tỉnh/thành phố. Hầu hết chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thiết kế và xây dựng trên cơ sở đánh giá yếu tố gián tiếp tác động các chỉ số ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và có mối quan hệ 2 chiều. Nói cách khác Chỉ số năng lực tranh cấp tỉnh (PCI) không chỉ là thước đo thể hiện sự ganh đua giữa các tỉnh/thành phố trong thu hút đầu tư tư nhân, mà còn cho biết khả năng hỗ trợ và phản ánh mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với năng lực quản lý của chính quyền tỉnh.

2 Khám phá năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, Nguyễn Thị Đức Bình // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 211-213 .- 658

Xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khám phá các yếu tố của năng lực động và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các bên liên quan đặc biệt là các nhà quản trị và quản lý trong khu vực.

3 Nâng cao năng lực quản trị trong các hợp tác xã tại tỉnh An Giang / Trần Thị Hằng Ni // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 222-224 .- 658

An Giang là tỉnh nông nghiệp lớn, có số lượng hợp tác xã chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các hợp tác xã ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, tỷ lệ kết quả các hợp tác xã ở tỉnh An Giang đạt loại “Trung bình- yếu kém” khá nhiều. Nhiều hợp tác xã đang trong giai đoạn chờ giải thể do năng lực lãnh đạo của Ban Giám đốc yếu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong 2 năm gần đây sau đại dịch COVID-19. Trong rất nhiều giải pháp phát triển toàn diện cần triển khai trong thời gian tới, có một giải pháp để cải thiện kết quả kinh doanh của các hợp tác xã ở tỉnh An Giang là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo của Ban Giám đốc.

4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam qua hoạt động đổi mới sáng tạo / Vương Quốc Thắng // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 96 - 100 .- 332

Mặc dù, loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Đất nước, nhưng khu vực doanh nghiệp này hiện nay vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: nguồn vốn ít, trình độ quản lý thấp, lao động thủ công, sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

5 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút FDI tại các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng / Đỗ Thu Hương // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 155-158 .- 332.6

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là một chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đối với các địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, chưa chắc một địa phương có chỉ số PCI cao thì luôn thu hút được nhiều FDI và ngược lại. Do vậy, mục đích của nghiên cứu này là xác định và đánh giá xem chỉ số PCI tốt có thực sự ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI đối với các địa phương trong vùng Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2018-2022 hay không và trong các chỉ số thành phần của PCI thì đâu là chỉ số tạo ra tác động chủ yếu trong việc thu hút FDI vào các địa phương.

6 Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trên nền tảng thực hiện đổi mới sáng tạo / Lê Thị Hồng Thúy // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 83-87 .- 658

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) là mục tiêu của Chính phủ, chính quyền địa phương trong những năm gần đây. Nghiên cứu tác động của chỉ số PCI đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nhằm đưa ra đánh giá, nhận định đầy đủ hơn về nỗ lực cải thiện chỉ số này có thực sự thúc đẩy phát triển DNTN. Đặc biệt, sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới đòi hỏi DN phải thực hiện đầu tư vào công nghệ, thực hiện đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động và năng suất của DNTN. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như gia nhập thị trường, tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh và đào tạo lao động có tác động tiêu cực đến sự phát triển của DNTN.

7 Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ: trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam / Hoàng Ngọc Phương // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 86-101 .- 332.12

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng xúc tiến, uy tín thương hiệu, năng lực tài chính, công nghệ và văn hóa doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) và bộ dữ liệu khảo sát tại VietinBank cho thấy, sáu yếu tố bên trong ảnh hưởng tích cực đến khả năng cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của VietinBank theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần là: uy tín thương hiệu; năng lực tài chính; chất lượng dịch vụ, sản phẩm; công nghệ và xúc tiến.

8 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mô hình Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Cà Mau / Nguyễn Hồng Hà, Trịnh Ngọc Triều // .- 2023 .- K2 - Số 254 - Tháng 12 .- Tr. 68-72 .- 658

Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của mô hình HTX nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau thời gian, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình này. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của HTX nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau thời gian tới.

9 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông Hàn Quốc và Trung Quốc / Trịnh Xuân Việt // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 72-74 .- 658

Quá trình hội nhập kinh tế sâu, rộng vừa mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhưng cũng tạo những thách thức to lớn đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh doanh, cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước, đã tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông ở nước ngoài để từ đó rút ra bài học trong nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức quan trọng và cần thiết.

10 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành giày dép / Lục Thị Thu Hường, Phạm Thị Oanh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 8(807) .- Tr. 101-105 .- 332

Bài viết mô tả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam theo mô hình kim cương của tác giả Porter (1990) trong kết nối với chuỗi cung ứng giày dép toàn cầu. Vị thế và sự tham gia của các doanh nghiệp giày dép Việt Nam trong chuỗi đã được làm rõ thông qua việc tổng hợp và sàng lọc các tài liệu thứ cấp. Những điều kiện thuận lợi và các khó khăn, thách thức được làm sáng tỏ để các doanh nghiệp Việt Nam có sự chuẩn bị phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng giày dép toàn cầu trong tương lai.