CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • Duyệt theo:
1 Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh doanh liên tục của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam / Đào Thị Hương // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 83-87 .- 657

Kết quả cho thấy bốn yếu tố: Tác động kinh tế, Tác động xã hội, Tác động hành vi của khách hàng và Tác động chuỗi cung ứng có tác động tiêu cực đến Kinh doanh liên tục; trong khi Tác động môi trường không ảnh hưởng đến Kinh doanh liên tục của SME Việt Nam. Biến Các nguyên tắc quản trị giữ vai trò biến trung gian điều tiết mối quan hệ giữa Tác động môi trường và Tác động xã hội ảnh hưởng đến Kinh doanh liên tục của SME Việt Nam. Từ đây, nhà quản trị của SME có thể đưa ra các biện pháp quản trị phù hợp để giảm thiểu tác động của các cú sốc tương tự Covid-19.

2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng phân tích dữ liệu lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Trần Thanh Phương, Nguyễn Sơn Tùng, Lê Phương Linh, Phạm Thùy Duyên, Nguyễn Lương Hải Anh, Nguyễn Minh Trang, Nguyễn Hoàng Long // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 37-41 .- 658

Kết quả chỉ ra lợi thế tương đối và ủng hộ của quản lý cấp cao là hai nhân tố hàng đầu thúc đẩy ý định ứng dụng của doanh nghiệp SMEs trong nước. Trái lại, mối quan ngại về bảo mật và môi trường pháp lý gây cản trở ý định ứng dụng BDA của các doanh nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích, nhóm tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị giải pháp đối với Chính phủ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ BDA nhằm nâng cao ý định ứng dụng công nghệ này vào hoạt động của các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam.

3 Thực trạng phát triển của doanh nghiệp siêu nho, nho và vưa (MSMEs) tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số / Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Trường Giang, Trương Thị Hà Ninh, Nông Thị Trang Nhung // .- 2024 .- K2 - Số 266 - Tháng 6 .- Tr. 80-83 .- 658

Bài viết này nhằm mục đích phân tích và đánh giá quá trình phát triển, đặc điểm và thực trạng ứng dụng công nghệ số của các MSMEs tại Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong việc tạo lập một nền kinh tế sống động, bền vững.

4 Đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro về thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa / Đặng Lan Anh, Lê Hoàng Minh, Bùi Thị Thu // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 145-150 .- 657

Nghiên cứu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro về thuế, xây dựng thang đo đo lường việc xác định mục tiêu kiểm soát, nhận diện và đánh giá rủi ro về thuế, đo lường các hoạt động kiểm soát. Dựa trên kết quả khảo sát các nhà quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhóm tác giả đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro về thuế của các doanh nghiệp này, từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát, giảm thiểu rủi ro về thuế và các tổn thất cho các doanh nghiệp.

5 Thực trạng áp dụng kế toán số trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Gia Lâm, Hà Nội / Phí Thị Diễm Hồng, Trần Nguyễn Thị Yến // .- 2024 .- Số 249 - Tháng 6 .- Tr. 11-19 .- 657

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các DNNVV trên địa bàn chưa thực sự sẵn sàng áp dụng kế toán số. Trong mẫu khảo sát, phản ánh hầu hết các DN đang ở giai đoạn bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản cho công tác kế toán và chưa có ý định phát triển ở mức cao hơn. Do đó, để thúc đẩy kế toán số trong DNNVV, cần ưu tiên thay đổi nhận thức từ phía DN và người làm kế toán về kế toán số. Từ đó, DN chủ động các điều kiện về nhân lực và vật chất để áp dụng kế toán số hiệu quả.

6 Những cản trở khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam / Võ Đình Phụng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 72-74 .- 657

Chuẩn mực Kế toán quốc tế hiện nay đang được coi là một ngôn ngữ kế toán chung, là tiêu chuẩn chung của quốc tế trong việc thiết lập các báo cáo tài chính và hoạt động kế toán. Ngoài việc mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn, việc áp dụng Chuẩn mực này cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến sự trì trệ trong việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán quốc tế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng việc xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm 5 yếu tố: Giáo dục; Trình độ, khả năng ngoại ngữ; Tài chính; Quy mô và Tâm lý của các nhà quản trị và nhân viên kế toán. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy nhanh áp dụng Chuẩn mực Kế toán quốc tế để cải thiện quá trình chuyển đổi và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

7 Đổi mới tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam / Trần Hồng Đạt // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 93-95 .- 657

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, dẫn đến phải đóng cửa, phá sản mà một trong những nguyên cơ bản là do công tác kế toán quản trị chưa được chú trọng đúng mức. Bài viết trao đổi về tầm quan trọng của việc tổ chức công tác kế toán quản trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như những khó khăn, thách thức hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm đổi mới công tác kế toán quản trị, góp phần thực hiện tốt được các chức năng quản trị trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

8 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng, vấn đề và giải pháp đối với nhóm ngành dệt, sản xuất trang phục và điện tử / Hồ Đình Bảo, Nguyễn Thanh Tùng // .- 2024 .- Số 323 - Tháng 05 .- Tr. 2-11 .- 658

Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới khả năng tham gia thương mại quốc tế của DNNVV trong nhóm ngành dệt, sản xuất trang phục và điện tử. Phân tích định lượng cho thấy một số yếu tố thể chế như tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức và chất lượng lao động có ảnh hưởng lớn tới quá trình tiếp cận thị trường quốc tế của DNNVV. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng sự hiện diện của DNNVV Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

9 Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa sau đại dịch COVID -19 tại tỉnh Vĩnh Long / Đặng Thị Ngọc Lan, Huỳnh Minh Đoàn // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 207-210 .- 332.12

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Long sau đại dịch COVID -19. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng Nhà nước, Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2019 – 2023. Kết quả phân tích cho thấy, dư nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có xu hướng giảm vào năm 2023. Bên cạnh đó, về phía các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng gặp nhiều khó khăn khi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn... Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa sau dịch COVID-19 tại tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

10 Khám phá năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, Nguyễn Thị Đức Bình // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 211-213 .- 658

Xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khám phá các yếu tố của năng lực động và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các bên liên quan đặc biệt là các nhà quản trị và quản lý trong khu vực.