Tài chính toàn diện và hiệu quả của chính sách tiền tệ : phân tích thực nghiệm ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Duy HưngTóm tắt:
Bài viết này sử dụng một mô hình đơn giản để phân tích mối quan hệ giữa tài chính toàn diện (Financial Inclusion - FI) và chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2023. Thay vì sử dụng các chỉ số riêng lẻ để thể hiện sự phát triển của FI, bài viết xây dựng một chỉ số tổng hợp thể hiện mức độ phát triển FI. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng chỉ số phát triển FI (FI Index - FII) sẽ làm giảm lạm phát. Ngoài ra, lãi suất cho vay của các ngân hàng có mối quan hệ tiêu cực với lạm phát ở Việt Nam. Hệ số âm giữa lạm phát và lãi suất cho thấy rằng, nếu lãi suất tăng sẽ giúp giảm lạm phát và ngược lại. Cuối cùng, nghiên cứu này đã chỉ ra, tỉ giá và lạm phát có liên quan cùng chiều, có nghĩa là nếu tỉ giá tăng thì dẫn đến lạm phát tăng.
- Tác động lan toả của chính sách tiền tệ của Vương quốc Anh đến thị trường chứng khoán châu Á
- Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
- Chính sách tiền tệ góp phần hạn chế sự hình thành các doanh nghiệp zombie tại Việt Nam
- Tính độc lập của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ Quốc gia
- Chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu và chính sách tiền tệ tối ưu cho việt nam giai đoạn 2025-2030