Tiếp cận tín dụng chính thức trong phát triển chuỗi giá trị nông sản: Động lực cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam
Tác giả: Đỗ Xuân Luận, Đỗ Thu DungTóm tắt:
Nghiên cứu sử dụng số liệu từ phỏng vấn 163 nông hộ và các bên liên quan nhằm phân tích những rào cản tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng măng Bát Độ ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính, kết quả cho thấy lượng tín dụng có tương quan thuận với sự gia tăng về thu nhập từ măng Bát Độ của nông hộ. Tuy nhiên, những rào cản tiếp cận tín dụng vẫn tồn tại và cản trở sự phát triển chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra các hộ là thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ và có tài sản thế chấp gặp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay; việc mở rộng lượng vốn vay có thể tăng thu nhập của nông hộ trong chuỗi giá trị; nâng cao năng lực của các tổ chức hội ở địa phương giúp giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng trong các giao dịch tín dụng ở nông thôn. Nhà nước cần đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các nông hộ có thể thế chấp vay vốn và thành lập các kênh hợp tác giữa ngân hàng, nông hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã và các bên liên quan khác nhằm kết nối cung - cầu tín dụng trong phát triển chuỗi giá trị. Ngoài ra, tiêu thụ măng Bát Độ thông qua hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp là cần thiết để giảm rủi ro thị trường, từ đó thúc đẩy cho vay theo chuỗi giá trị.
- Tác động của Thông tư 200 đến mô hình xếp hạng tín dụng sử dụng phương pháp trí tuệ nhân tạo
- Đổi mới các quy định pháp lý liên quan đến quy trình cho vay và một số khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng
- Mô hình tác động của tín dụng ngân hàng đến thất nghiệp tại các quốc gia ASEAN: Tiếp cận theo Bayes
- Tác động của các nhân tố đến quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tại Hà Nội
- Tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng tín dụng - Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam