Tín dụng thương mại và kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn thắt chặt tín dụng
Tác giả: Bạch Ngọc ThắngTóm tắt:
Nghiên cứu này đề cập về mối quan hệ giữa tín dụng thương mại, hay các khoản phải trả nhà cung cấp, và kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong giai đoạn thắt chặt tín dụng 2011 – 2014 ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, tín dụng thương mại có tác động làm tăng doanh thu và gia tăng các hoạt động đầu tư của SME, ngay cả trong giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của khủng hoảng tín dụng. Việc tăng một điểm phần trăm trong tỷ lệ tín dụng thương mại/tổng tài sản sẽ giúp doanh thu tăng thêm 1,2%, đồng thời gia tăng xác suất đầu tư thêm 61%. Bên cạnh đó, quy mô tác động tích cực này của tín dụng thương mại là tương đương, và có vai trò bổ sung cho vốn vay ngân hàng. Kết quả này có hàm ý chính sách quan trọng đối với việc duy trì mối quan hệ bền chặt của SME với các nhà cung cấp, và vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho SME trong giai đoạn khủng hoảng.
- Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh doanh liên tục của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng phân tích dữ liệu lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
- Thực trạng phát triển của doanh nghiệp siêu nho, nho và vưa (MSMEs) tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số
- Đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro về thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Thực trạng áp dụng kế toán số trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Gia Lâm, Hà Nội