CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tín dụng thương mại
1 Nhân tố ảnh hưởng đến việc cán bộ, công chức tỉnh vĩnh long tiếp cận tín dụng tín chấp tại các ngân hàng thương mại / Lý Phương Thùy, Bùi Văn Trịnh, Lê Cảnh Bích Thơ // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 197 - 199 .- 332
Hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích số liệu khảo sát từ 178 cán bộ công chức tiếp cận tín dụng tín chấp, từ 3 địa phương là huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh và thành phố Vĩnh Long. Kết quả cho thấy, lượng vốn cán bộ, công chức vay được từ các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như giới tính, thâm niên công tác, thời gian công tác còn lại, số người phụ thuộc trong gia đình, thu nhập hàng tháng, chi tiêu hàng tháng, sự sẵn lòng ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị và mục đích vay của họ.
2 Ảnh hưởng từ tín dụng thương mại đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Đoàn Hồng Ngọc // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 47-50 .- 332.6
Bài viết tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tín dụng thương mại, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và các nghiên cứu thực nghiệm xoay quanh mối tương quan giữa tín dụng thương mại và khả năng sinh lợi; từ đó, nghiên cứu và kiểm định lại mối quan hệ tác động giữa chúng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ thông tin lấy trong báo cáo tài chính của 143 doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 với 715 quan sát được đưa vào mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ tuyến tính ngược chiều giữa tín dụng thương mại và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành Xây dựng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng sinh lợi thông qua sử dụng chính sách tín dụng thương mại.
3 Quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn / Phạm Quốc Việt, Nguyễn Văn Công, Phạm Đức Huy // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 46 - 48 .- 332
Bài viết kiểm tra lại mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Mẫu dữ liệu cân bằng từ 461 công ty phi tài chính niêm yết trong giai đoạn 2009-2021 được sử dụng để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại đồng thời quan hệ bổ sung và quan hệ thay thế giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, nhưng chỉ tồn tại quan hệ bổ sung đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Trong giai đoạn dịch bệnh, các doanh nghiệp quy mô lớn có xu hướng gia tăng tín dụng thương mại thông qua khoản phải thu và khoản phải trả.
4 Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa qua công cụ kế toán quản trị / Nguyễn Thị Sương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 137 - 139 .- 657
Bài viết này phân tích vai trò kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó, đề xuất một số giải pháp vận dụng kế toán quản trị hiệu quả nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5 Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng khách hàng trong tài trợ thương mại / Nguyễn Văn Nhật // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 790 .- Tr. 79 - 81 .- 658
Bài viết trao đổi tổng quan về hoạt động tài trợ thương mại trong ngân hàng, quy trình thẩm định tín dụng khách hàng trong tài trợ thương mại hiện nay từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng khách hàng trong tài trợ thương mại của ngân hành trong thời gian tới.
6 Rủi ro thương mại của các đại lý vật tư nông nghiệp ở An Giang / Nguyễn Lan Duyên // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 294 .- Tr. 84-90 .- 332.12
Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy Probit để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro bán chịu của các đại lý vật tư nông nghiệp ở An Giang trên cơ sở dữ liệu được thu thập trực tiếp từ 1.135 nông hộ trồng lúa ở 12 đại lý trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro bán chịu (rủi ro thương mại) của các đại lý vật tư nông nghiệp bao gồm khoảng cách từ nhà nông hộ đến đại lý, địa vị xã hội của nông hộ và giá trị đất nông nghiệp. Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp góp phần giảm bớt những rủi ro trong hoạt động bán chịu vật tư nông nghiệp của các đại lý vật tư nông nghiệp.
7 Chính sách tín dụng xanh: Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại ở Bình Định / Trịnh Thị Thúy Hồng // Tài chính .- 2020 .- Số 727 .- Tr. 78 - 82 .- 332.024
Bài viết nghiên cứu thực trạng chính sách tín dụng xanh của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của chính sách này trong bảo vệ môi trường của Việt Nam. Kết quả được nghiên cứu trường hợp cụ thể tại chi nhánh các ngân hang thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định.
8 Tín dụng thương mại và kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn thắt chặt tín dụng / Bạch Ngọc Thắng // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 258 tháng 12 .- Tr. 45-54 .- 332.12
Nghiên cứu này đề cập về mối quan hệ giữa tín dụng thương mại, hay các khoản phải trả nhà cung cấp, và kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong giai đoạn thắt chặt tín dụng 2011 – 2014 ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, tín dụng thương mại có tác động làm tăng doanh thu và gia tăng các hoạt động đầu tư của SME, ngay cả trong giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của khủng hoảng tín dụng. Việc tăng một điểm phần trăm trong tỷ lệ tín dụng thương mại/tổng tài sản sẽ giúp doanh thu tăng thêm 1,2%, đồng thời gia tăng xác suất đầu tư thêm 61%. Bên cạnh đó, quy mô tác động tích cực này của tín dụng thương mại là tương đương, và có vai trò bổ sung cho vốn vay ngân hàng. Kết quả này có hàm ý chính sách quan trọng đối với việc duy trì mối quan hệ bền chặt của SME với các nhà cung cấp, và vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho SME trong giai đoạn khủng hoảng.