Một số vấn đề trong chuỗi cung ứng rau an toàn ở đô thị Việt Nam − Kết quả từ phân tích chuỗi giá trị rau tại Đà Nẵng
Tác giả: Lê Thị Minh HằngTóm tắt:
Thực phẩm an toàn là nỗi lo thường trực của mọi người dân Việt Nam. Những năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng rau an toàn, nhưng kết quả còn khiêm tốn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kĩ thuật phân tích chuỗi giá trị do Tổ chức Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) công bố năm 2008 (Making Markets Work Better for the Poor - M4P & DFID, 2008), để phân tích định tính và định lượng chuỗi cung ứng rau tại Đà Nẵng. Nghiên cứu đã mô tả được trạng thái chuỗi cung ứng rau ở Đà Nẵng; nhận diện và mô tả vai trò của các chủ thể trong chuỗi; nhận diện được thế yếu của nông hộ và vai trò quan trọng của hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trong chuỗi rau an toàn; phân tích định lượng giá trị mà chuỗi cung ứng rau đem lại cho mỗi mắt xích và nhận diện được vấn đề cơ bản ngăn cản sự phát triển của chuỗi cung ứng rau an toàn, đó chính là giá trị mà các chủ thể nhận được trong chuỗi rau an toàn thấp hơn so với chuỗi rau thông thường.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam