CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chuỗi cung ứng

  • Duyệt theo:
1 Chuỗi cung ứng xăng dầu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Huỳnh Trọng Hiếu // .- 2023 .- Volume 7 (N4) - Tháng 6 .- Tr. 09-18 .- 658

Tác giả nghiên cứu sử dụng tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn trong nước và quốc tế để tìm ra những các nhân tố ảnh hưởng cũng như những điều bất cập trong chuỗi cung ứng xăng dầu tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp giúp chính phủ điều hành thị trường tốt hơn và ngăn ngừa tình cuộc khủng hoảng thiếu hụt xăng dầu tái diễn trong tương lai.

2 Tác động thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng đối với hiệu suất tổng thể phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới / Nguyễn Thị Nhung // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 106 - 108 .- 658

Trình bày các công nghệ và các động của chúng đến các hoạt động của chuỗi cung ứng nâng cao trong môi trường sản xuất, bên cạnh đó là lợi ích của việc triển khai các công nghệ đổi mới trong tất cả các khía cạnh của mạng lưới chuỗi cung ứng.

3 Phát triển logistic trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử hiện nay / Trần Văn Dũng // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 102-104 .- 658.7

Trong những năm qua, sự phát triển của thương mại điện tử thúc đẩy hành vi tiêu dùng của người mua, thay đổi từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm qua các kênh thương mại điện tử. Sự gia tăng khối lượng giao dịch thương mại điện tử khiến nhu cầu vận tải, logistics và giao hàng tăng cao, điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho dịch vụ logistics. Để hoạt động logistic trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử hoạt động hiệu quả thì cần nhiều giải pháp đồng bộ.

4 Vai trò của chính sách thuế với phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Trang Nhung // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 70-72 .- 336.2

Chính sách thuế có vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, làm gia tăng giá trị và hiệu quả của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu. Thời gian qua, chính sách thuế phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu đã được quan tâm và tích cực triển khai. Bài viết này phân tích thực trạng và làm rõ hạn chế trong chính sách thuế phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030.

5 Hiệu quả hoạt động và quản lý chuỗi cung ứng xanh theo định hướng khách hàng của doanh nghiệp tại Bình Dương / Nguyễn Thị Kim Ngân // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 212 - 214 .- 332

Nghiên cứu này xác định mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa hiệu quả hoạt động, quản lý chuỗi cung ứng xanh theo định hướng khách hàng và hiệu quả môi trường của các doanh nghiệp tại Bình Dương bằng mô hình PLS-SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ đồng biến giữa các yếu tố này và quan điểm sản xuất hướng tới khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh.

6 Ứng dụng công nghệ - Chìa khóa tối ưu chuỗi cung ứng bán lẻ: Kinh nghiệm từ Walmart / Phạm Thị Huyền // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 88-92 .- 658

Bài viết nhằm mục đích phân tích xu hướng ứng dụng công nghệ trong chuỗi cung ứng bán lẻ hiện nay, đồng thời tìm hiểu một số công nghệ đang được triển khai trong chuỗi cung ứng của Walmart, từ đó định hướng ứng dụng công nghệ cho chuỗi cung ứng bán lẻ Việt Nam.

7 Phát triển logistics trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam / Cao Cẩm Linh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 163-166 .- 658.7

Hạ tầng hệ thống logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong tổng thể nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Đối với ngành Nông nghiệp, logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng cho nông sản. Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống logistics thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so với sức sản xuất, tiềm năng, lợi thế nông nghiệp hiện nay, hệ thống logistics vẫn còn là một điểm nghẽn trong kết nối giữa sản xuất và đưa nông sản ra thị trường.

8 Du lịch nông nghiệp với quảng bá chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam / Nguyễn Văn Minh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 170-173 .- 910

Du lịch nông nghiệp ở Việt Nam và thế giới có sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, do ảnh hưởng từ tốc độ đô thị hóa và lối sống đô thị, hạn chế điều kiện tiếp cận với môi trường và điều kiện sinh hoạt tự nhiên, yếu cầu đổi mới sản phẩm du lịch cho khách hàng… loại hình du lịch này có quy mô, tốc độ phát triển nhanh, với hình thức cung cấp sản phẩm đa dạng, linh hoạt. Chính sách về phát triển nông nghiệp – nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.

9 Thúc đẩy mô hình liên kết chiến lược cho chuỗi cung ứng ngành hàng thịt ở Việt Nam / Đặng Thu Hương // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 174-177 .- 658.7

Việt Nam là quốc gia có tiềm lực rất to lớn trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Tuy nhiên, với phương thức tổ chức chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún cùng với hoạt động tổ chức phân phối, kinh doanh trong chuỗi cung ứng ngành hàng thịt còn thiếu liên kết chặt chẽ giữa các khâu là những rào cản trong khai thác các giá trị tiềm năng, đồng thời đặt ra vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, việc thúc đẩy hình thành mô hình liên kết chiến lược trong các chuỗi cung ứng ngành hàng thịt theo hướng đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là cần thiết nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và lợi ích cho khách hàng cũng như các tác nhân khi tham gia trong chuỗi cung ứng.

10 Rào cản đối với ứng dụng công nghệ 4.0 và mối quan hệ với năng lực chuỗi cung ứng, hiệu quả hoạt động - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam / Nông Thị Như Mai // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 108-124 .- 658

Dựa trên quan điểm của lý thuyết dự phòng và lý thuyết nguồn lực, mô hình nghiên cứu được đề xuất với với 09 giả thuyết và được thử nghiệm trên 322 doanh nghiệp dệt may. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả cho thấy các rào cản bên trong và bên ngoài có tác động tiêu cực đến việc ứng dụng công nghệ 4.0, năng lực chuỗi cung ứng và hiệu suất hoạt động. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ 4.0 cải thiện năng lực của chuỗi cung ứng cũng như hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý nhằm ứng dụng công nghệ 4.0 thành công hơn.